Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ

Khi vay tiền ngân hàng, chúng ta thường nghe đến cụm từ lãi suất cố định, nhưng bên cạnh đó lãi suất thả nổi cũng là một hình thức tính lãi suất vay tiền được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy lãi suất thả nổi là gì? Có nên vay tiền theo lãi suất thả nổi hay không? Trong bài viết này BTOP sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Xem thêm:

Lãi suất thả nổi là gì?

Lãi suất thả nổi là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo định kỳ và thay đổi theo từng mốc thời gian cố định, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận về mức điều chỉnh và thời gian điều chỉnh định kỳ. Lãi suất thả nổi được điều chỉnh dựa vào lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát.

Phần trăm lãi suất thả nổi

Trong đa số các trường hợp, lãi suất thả nổi sẽ thấp hơn lãi suất cố định. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt cao hơn do sự điều chỉnh của ngân hàng cho vay.

Mình lấy một ví dụ về lãi suất thả nổi: Anh Tiến vay Ngân hàng số tiền 24 triệu đồng trong 12 tháng. Trong 3 tháng đầu lãi suất 1%/tháng. Sau 3 tháng lãi suất là 1.25%/tháng.

Như vậy:

  • Số tiền trong 3 tháng đầu tiên anh Tiến phải đóng là: 24tr / 12 tháng + 24 triệu * 1%
  • Số tiền từ tháng thứ 4 trở đi anh Tiến phải đóng là: 24tr / 12 tháng + 24 triệu * 1.25%

Như vậy chúng ta có thể thấy được sự khác nhau về số tiền đóng mỗi tháng khi thay đổi lãi suất.

Công thức tính lãi suất thả nổi

Công thức tính lãi suất thả nổi được tính như sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở là loại lãi suất được dùng để xác định mức lãi suất sau thời gian ngân hàng thực hiện điều chỉnh.
  • Biên độ lãi suất sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Cách tính lãi vay theo lãi suất thả nổi:

Trong thời gian đầu thì lãi suất vay sẽ được tính theo lãi suất cố định đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.

Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định

Sau khi hết thúc thời gian ưu đãi về lãi suất, ngân hàng sẽ tính theo lãi suất biến động, thay đổi của thị trường.

Lãi vay hàng tháng sau kỳ điều chỉnh = Dư nợ vay * lãi suất thả nổi (tháng)

Ví dụ: Anh A vay thế chấp ngân hàng với số tiền là 30 triệu đồng trong thời gian 2 năm:

  • 6 tháng đầu thì mức lãi suất là 0.75%/ tháng
  • Sau đó, từ tháng thứ 7 lãi suất tăng lên 1%/ tháng.

Như vậy:

  • Số tiền lãi hàng tháng mà anh A phải trả trong 6 tháng đầu = 30.000.000 * 0,75% = 225.000 VND
  • Số tiền lãi hàng tháng mà anh A phải đóng từ tháng thứ 7 = 30.000.000 * 1% = 300.000 VND

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của lãi suất thả nổi

Ưu điểm

Áp dụng lãi suất thả nổi trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động cũng là điều hợp lý. Vì khi lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó, việc áp dụng lãi suất thả nổi còn mang lại một số ưu điểm khác như:

  • Khả năng điều chỉnh linh hoạt: Lãi suất thả nổi thường được điều chỉnh định kỳ, do đó nó có khả năng thích nghi với biến động của thị trường tài chính. Điều này có nghĩa là nó có thể thay đổi theo xu hướng tăng hay giảm của thị trường và giúp người vay hoặc cho vay có thể thích nghi tốt hơn với tình hình kinh tế.
  • Minh bạch: Lãi suất thả nổi thường được tính toán dựa trên các chỉ số thị trường công khai, điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và khả năng so sánh giữa các sản phẩm tài chính khác nhau.
  • Chi phí thấp: Lãi suất thả nổi thường có chi phí thấp hơn so với các sản phẩm tài chính có lãi suất cố định.

Nhược điểm

Chọn lãi suất thả nổi giống như “con dao hai lưỡi”. Khi lãi suất thị trường giảm thì sẽ rất tốt nhưng khi lãi suất thị trường biến động tăng so với thời điểm vay thì số tiền lãi vay thế chấp của khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng sẽ nhiều hơn (vì phải chịu điều chỉnh mức lãi suất cao hơn).

Mặt khác khi lựa chọn hình thức thả nổi, khách hàng thường chỉ dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ đầu tiên (nếu không tính khuyễn mãi), bắt đầu kỳ thứ 2 trở đi lãi suất thay đổi theo thị trường vì vậy khách hàng sẽ khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính.

So sánh lãi suất thả nổi và lãi suất cố định

Bảng so sánh lãi suất thả nổi và lãi suất cố định như sau:

Chỉ tiêu so sánh Lãi suất cố định Lãi suất thả nổi
Bản chất, khái niệm Lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn vay Lãi suất được điều chỉnh định kỳ theo thị trường
Nội dung quy định trong hợp đồng Mức lãi suất được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn Hợp đồng được ghi rõ việc điều chỉnh thả nổi
Chịu tác động lãi suất thị trường Không
Cơ sở ấn định Áp dụng theo lãi suất thị trường tại thời điểm vay vốn Dựa theo lãi suất tham chiếu hoặc chỉ số lạm phát
Tính toán được số tiền lãi không? Không
Thời gian vay Ngắn hạn Dài hạn
Khi lãi suất thị trường giảm Thiệt hại vì vẫn chịu mức lãi cao hơn hiện tại Có lợi vì được đóng lãi thấp hơn lúc đầu
Khi lãi suất thị trường tăng Có lợi vì được giữ nguyên mức lãi suất thấp Thiệt hại vì phải đóng lãi nhiều hơn

Lãi suất thả nổi của các ngân hàng cập nhật mới nhất

STT Ngân hàng Lãi suất thả nổi/lãi suất sau ưu đãi
1 Vietcombank LSTK 24T + Biên 3,5%
2 Vietinbank LSTK 36T + Biên 3,5%
3 TPBank LSTK + 3,5%
4 Shinhan Bank LSTK 12T + 3%
5 Sacombank LSTK 13T + Biên 4,5%
6 VIB LSTK 12T + 3,99%
7 ACB LSTK 12T + 3,9%
8 SCB LSTK 13T + Biên 4%
9 MB Bank LSTK 24T + 4,5%

Có nên vay tiền ngân hàng theo lãi suất thả nổi không?

Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta nên biết được ưu điểm của hình thức vay theo lãi suất thả nổi và lãi suất cố định.

Đối với hình thức vay tiền trả góp theo lãi suất cố định, tổng lãi suất trong đa số các trường hợp sẽ cao hơn lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, việc biết trước được số tiền lãi cố định mỗi tháng trong suốt thời gian trả nợ sẽ giúp khách hàng có được những kế hoạch tài chính phù hợp và chủ động hơn trong việc trả nợ.

Lãi suất cố định
Lãi suất cố định cũng có những ưu điểm riêng

Ngược lại, khi vay tiền theo lãi suất thả nổi, việc không biết trước được lãi suất ở mỗi kỳ là bao nhiêu sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tạo kế hoạch tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có kinh nghiệm và kiến thức về tài chính, nắm bắt được thời điểm khi nào lãi suất sẽ tăng và đáo hạn hồ sơ vay ngay tại thời điểm đó thì sẽ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.

Kết luận

Vậy thì có nên vay tiền theo lãi suất thả nổi không? Điều đó tùy thuộc vào khả năng quản lý rủi ro, kiến thức tài chính và kỹ năng phân tích thị trường của khách hàng. Hy vọng qua bài viết này BTOP đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về lãi suất thả nổi để có thể vay vốn một cách hợp lý.

Thông tin được biên tập bởi: BTOP

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Lãi Suất Chiết Khấu Là Gì? Cách Tính, Yếu Tố Ảnh Hưởng

Những thông tin tài chính luôn thu hút bạn đọc và đặc biệt...

Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ

Khi vay tiền ngân hàng, chúng ta thường nghe đến cụm từ lãi...

Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng 1 Tỷ Lãi Bao Nhiêu 1 Tháng?

Gửi ngân hàng 1 tỷ 1 tháng lãi bao nhiêu? Cách tính lãi...

Lãi Suất Kép Là Gì? Công Thức Tính Lãi Kép Theo Tháng

Lãi suất kép là một thuật ngữ khá quen thuộc trong thế giới...

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Nhanh Và Chính Xác Nhất

Hiện nay, hình thức vay ngân hàng trả góp là một dịch vụ...

Cách Tính Lãi Suất Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng Agribank

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng Agribank là thắc mắc mà...

Theo dõi
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments