Hoạt động kinh doanh luôn hướng tới một mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Những khái niệm về lợi nhuận khá là rối rắm và phức tạp. Tuy nhiên, để hiểu rõ về bức tranh tiền bạc và lợi nhuận trong doanh nghiệp chúng ta có định nghĩa về Profit margin.
Toc
Vậy Profit margin là gì, hãy cùng theo chân bài viết để tìm hiểu.
Tìm hiểu doanh thu thuần là gì?
Lợi nhuận (Profit) là gì?
Lợi nhuận trong tiếng anh gọi là Profit. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định.
Công thức tính Profit
Cách 1: Tổng lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = TR(Q) – TC(Q)
Cách 2: Tổng lợi nhuận có thể xác đinh bằng lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm tiêu thụ = (P – ATC) x Q
1. https://banktop.vn/archive/40271/
2. https://banktop.vn/archive/13947/
3. https://banktop.vn/archive/8863/
Ý nghĩa của Profit
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hãng sản xuất, là động lực thúc đẩy các hãng phát triển sản xuất kinh doanh.
Profit Margin là gì?
Trước khi tìm hiểu về Profit margin là gì ta cần phải hiểu trước về doanh thu và lợi nhuận vì còn rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này.
- Doanh thu là chỉ số thể hiện cho sức mạnh của doanh nghiệp như độ lan tỏa, sức chiếm lĩnh thị phần trong và quy mô phát triển của một doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu càng lớn, doanh nghiệp càng bề thế.
- Lợi nhuận là tài sản ròng sau một quý hay một năm mà doanh nghiệp thu lợi được về cho mình để tiến hành tái đầu tư và mở rộng. Nói cách khác, lợi nhuận là một phần trong doanh thu.
Vậy Profit Margin là gì? Trong tiếng Việt, nó có nghĩa là biên lợi nhuận. Profit Margin là mức độ chênh lệch giữa doanh thu và phần lợi nhuận thu được. Nắm chỉ số này trong tay, bạn sẽ nhìn thấy được sự tăng trưởng của một doanh nghiệp.
Tìm hiểu: biên lợi nhuận là gì?
Profit Margin được tính như thế nào?
Cách tính chỉ số này cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy lợi nhuận chia doanh thu của doanh nghiệp trong cùng một năm. Lúc này các nhà đầu tư sẽ biết được trong 10 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy theo dõi ví dụ sau.
Một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận 2 năm liên tiếp:
- Năm 2018: Doanh thu là 500 triệu đồng, lợi thuận là 100 triệu đồng.
- Năm 2019: Doanh thu là 1 tỷ đồng, lợi nhuận 150 triệu đồng.
Nếu nhìn qua thì sẽ thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng trong năm 2019. Nhưng nếu tính biên độ lợi nhuận thì lại có sự sụt giảm. Năm 2018, 10 đồng doanh sinh lời được 2 đồng lợi nhuận. Trong khi đó, con số này chỉ còn 1,5 ở năm 2019. Điều này thể hiện những rủi ro khi đầu tư tại doanh nghiệp này. Có thể doanh nghiệp đang phải vay nợ hay gặp trục trặc về tài chính.
Tham khảo: NAV là gì?
Phân loại biên lợi nhuận Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng
Biên độ lợi nhuận ròng trong tiếng Anh là Net profit margin được dùng để tính toán khả năng sinh ra dòng tiền cho toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao, doanh nghiệp càng thu về lợi nhuận ròng nhiều. Nếu chỉ số này không đạt chỉ tiêu như mong muốn, doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề về chi phí cho nhân sự, máy móc hay quản lý.
Tăng trưởng biên độ lợi nhuận ròng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trẻ, vì thế mà cần kiểm soát tốt các yếu tố như chi phí phát sinh, lương cho nhân công… Tuy nhiên đến một lúc nào đó, biên độ lợi nhuận ròng sẽ bị bão hòa, vì vậy các doanh nghiệp cần thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới thành lập.
1. https://banktop.vn/archive/13378/
2. https://banktop.vn/archive/14298/
3. https://banktop.vn/archive/37883/
Biên lợi nhuận gộp
Với cách tính cũng giống như biên lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp hay Gross profit margin chỉ được áp dụng cho một sản phẩm, mặt hàng cố định.
Biên độ lợi nhuận gộp sinh ra để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác chi phí cần sản xuất cho sản phẩm đó cũng như mà lợi nhuận mà mặt hàng đó mang lại. Từ đó có thể vạch ra số liệu để thương thảo với nhà cung cấp dịch vụ sản xuất. Bên cạnh đó, thúc đẩy biên lợi nhuận gộp cũng góp phần gia tăng biên lợi nhuận ròng.
Tham khảo: lãi gộp là gì?
Biên lợi nhuận hoạt động
Đây là loại biên lợi nhuận được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp phải đi vay tiền và đóng thuế cho khoản thu nhập. Với loại biên lợi nhuận này, doanh nghiệp sẽ tính được hiệu suất quản lý cũng như thành công từ hoạt động kinh doanh cụ thể như thế nào. Cách tính: EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/ Doanh thu.
Tìm hiểu Upcom là gì?
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về Profit margin là gì. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra những thông tin bên lề như tác dụng hay cách gia tăng biên độ lợi nhuận. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể áp dụng được kiến thức mà mình đã được đọc ở trên.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP