Tầm nhìn và sứ mệnh là hai khái niệm không còn quá xa lạ với mỗi Công ty, Doanh nghiệp. Thông qua việc tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh, các doanh nghiệp sẽ tóm tắt mục tiêu và mục đích hoạt động của mình để thông báo đến khách hàng, đối tác…
Toc
- 1. Khái niệm Tầm nhìn và Sứ mệnh
- 2. Related articles 01:
- 3. Phân biệt Tầm nhìn và Sứ mệnh
- 4. Tuyên bố Sứ mệnh và tuyên bố Tầm nhìn nhằm trả lời hai câu hỏi nào?
- 5. Vai trò của Tầm nhìn và Sứ mệnh đối với Doanh Nghiệp
- 6. Nên tạo Tầm nhìn hay Sứ mệnh trước?
- 7. Cách Triển khai Tầm nhìn và Sứ mệnh tại Doanh nghiệp
- 8. Ví dụ thực tế về Tầm nhìn và Sứ mệnh tại một số Doanh nghiệp
- 9. Related articles 02:
- 10. Kết luận
Vậy tầm nhìn là gì? Sứ mệnh là gì? Vai trò ra sao? Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?
Tất cả sẽ được BANKTOP giải đáp trong nội dung bài viết này.
Xem thêm:
Khái niệm Tầm nhìn và Sứ mệnh
Tầm nhìn là gì?
Tầm nhìn dịch sang tiếng Anh là Vision là mục tiêu hoạt động dài hạn của Doanh nghiệp theo mốc thời gian 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Tầm nhìn được thể hiện qua một tuyên bố với nội dung mô tả vị trí mà Doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai.
Tầm nhìn không chỉ áp dụng chung cho cả một Doanh nghiệp mà còn có thể áp dụng riêng cho từng bộ phận như kinh doanh, sản xuất… Tầm nhìn là lời tuyên bố thay thế cho câu hỏi “chúng ta muốn đi đâu” trong mục tiêu hoạt động của Doanh nghiệp.
Để tạo một tuyên bố về tầm nhìn có thể nói lên mục tiêu hoạt động của Doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, cần lưu ý một số điểm sau:
– Tuyên bố tầm nhìn cần phải truyền cảm hứng: thể hiện được khác vọng và tạo cảm hứng cho mỗi cá nhân trong Doanh nghiệp.
– Không phải là làm thế nào để: tầm nhìn chỉ nêu ra mục tiêu hoạt động chứ không cần phải giải thích hay định hướng cách hoành thành mục điêu đó như thế nào.
– Tự đặt ra câu hỏi để để tạo một tuyên bố tầm nhìn: có thể tự hỏi bản thân một số câu hỏi khi tạo tuyên bố về tầm nhìn như:
- Brand của bạn độc đáo ở điểm nào?
- Làm thế nào để khách hàng có thể mô tả thương hiệu của bạn dễ dàng nhất?
- Mục tiêu của bạn là Doanh nghiệp sẽ ở vị trí nào trong 5 năm, 10 năm tiếp theo?
Sứ mệnh là gì?
Sứ mệnh dịch sang tiếng Anh là Mission, là bản tóm tắt về những giá trị của một doanh nghiệp, tổ chức ở thời điểm hiện tại. Thông qua bản tuyên bố sứ mệnh, tổ chức khẳng định những ai sẽ được họ phục vụ, được phục vụ những gì và cách họ làm để có thể phục vụ khách hàng của mình như thế nào.
Nếu tầm nhìn là mục tiêu của Doanh nghiệp trong tương lai thì Sứ mệnh sẽ phản ảnh chi tiết nhiều khía cạnh của Doanh nghiệp, bao gồm: nhân viên, đối tác, sản phẩm/ dịch vụ, khách hàng, công nghệ, chất lượng…
Để tạo tuyên bố sứ mệnh một cách tốt nhất, nên lưu ý một số điểm sau:
– Tính đơn giản: tuyên bố sứ mệnh cần đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng.
– Tạo động lực: sứ mệnh cần đảm bảo phải tạo được động lực cho nhân viên làm việc và khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
– Mục đích: Sứ mệnh cần nêu rõ mục đích tổng thể của Doanh nghiệp.
1. https://banktop.vn/archive/18071/
2. https://banktop.vn/archive/13391/
3. https://banktop.vn/archive/19366/
– Để xây dựng tuyên bố sứ mệnh, nên tự đặt ra một số câu hỏi như:
- Doanh nghiệp có thể giải quyết những nhu cầu nào ngoài thị trường?
- Cần làm gì để giải quyết những nhu cầu đó?
- Lý do vì sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thay vì đối thủ?
Phân biệt Tầm nhìn và Sứ mệnh
Dưới đây là bảng so sánh Tầm nhìn và Sứ mệnh dựa trên một số tiêu chí:
Tiêu chí | Tầm nhìn | Sứ mệnh |
---|---|---|
Vai trò | Xác định vị trí mong muốn đạt được của công ty trong tương lai. | Xác định cách mà doanh nghiệp sẽ làm để đạt được những mong muốn trong tương lai. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tìm ra mục tiêu và giá trị của mình. |
Giá trị thời gian | Nói về tương lai của công ty. | Tập trung nói về hiện tại. |
Thay đổi | Luôn được giữ nguyên từ đầu và được triển khai trong suốt cả chặng đường phát triển của công ty. | Có thể thay đổi nếu công ty yêu cầu, để phù hợp với thị trường hay lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. |
Mục đích |
|
|
Trả lời? | Tổ chức/doanh nghiệp của bạn sẽ đi đến đâu? Mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp là đi đến nơi nào? | Tổ chức/doanh nghiệp phải làm gì để thành công? Điều gì làm cho tổ chức/doanh nghiệp của bạn khác biệt? |
Tuyên bố Sứ mệnh và tuyên bố Tầm nhìn nhằm trả lời hai câu hỏi nào?
Việc tuyên bố Sứ mệnh và tuyên bố Tầm nhìn nhằm trả lời hai câu hỏi dưới đây:
- Tuyên bố Tầm nhìn để trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu cuối cùng của tổ chức, doanh nghiệp là gì?
- Tuyên bố Sứ mệnh để trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, doanh nghiệp thực sự làm những gì trong quá trình hoạt động để hoàn thành mục tiêu?
Vai trò của Tầm nhìn và Sứ mệnh đối với Doanh Nghiệp
Chúng ta đã nắm rõ được định nghĩa, cách làm bản tuyên bố Tầm nhìn và sứ mệnh cũng như so sánh sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Vậy thì vai trò của tầm nhìn và sứ mệnh là gì?
Trên thực tế, Tầm nhìn và Sứ mệnh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Doanh nghiệp và tổ chức, cụ thể như sau:
- Tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh giúp Doanh nghiệp xác định được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ và truyền cảm hứng làm việc cho tất cả nhân viên.
- Tầm nhìn và Sứ mệnh giống như một chiếc La bàn, nó giúp doanh nghiệp, nhân viên hoạt động theo đúng hướng đã vạch ra để đi đến mục tiêu cuối cùng. Điều này đã được nhiều Doanh nghiệp lớn kiểm chứng.
- Việc theo sát các chiến lược được nêu ra trong tầm nhìn, sứ mệnh giúp Doanh nghiệp sắp xếp nguồn lực hiệu quả hơn, tạo sự thành công bền vững.
- Tuyên bố sứ mệnh đưa ra các thông tin hướng dẫn rõ ràng giúp Doanh nghiệp hoạt động hiểu quả hướng đến mục tiêu. Bên cạnh đó, tuyên bố tầm nhìn đảm bảo rằng mọi quyết định trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp đều hướng đến mục đích đã đề ra.
- Các tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh tạo sự gắn kết giữa các nhân viên, các bộ phận. Đảm bảo rằng mọi cá nhân trong Doanh nghiệp đều làm việc vì mục tiêu chung.
Nên tạo Tầm nhìn hay Sứ mệnh trước?
Việc triển khai tầm nhìn trước hay sứ mệnh trước còn phụ thuộc vào Doanh nghiệp cũ hay mới, đã hoạt động hay chưa?
- Với các công ty, doanh nghiệp mới thành lập, phát triển tầm nhìn sẽ là yếu tố quan trọng hơn so với sứ mệnh. Tầm nhìn chiến lược giúp các công ty, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu dài hạn phát triển kinh doanh trong tương lai. Do hiện tại doanh nghiệp chưa thể thực hiện được, bởi không có đủ khả năng, kinh phí và nguồn nhân lực. Ngoài ra còn giúp truyền cảm hứng mạnh mẽ, thúc đẩy và tạo động lực làm việc hiệu quả cho nhân viên.
- Và ngược lại với các công ty, doanh nghiệp đã thành lập lâu năm thì sứ mệnh lại quan trọng hơn hẳn. Xác định đúng sứ mệnh sẽ giúp dẫn dắt tầm nhìn và toàn bộ phần còn lại của kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai.
Cách Triển khai Tầm nhìn và Sứ mệnh tại Doanh nghiệp
Với những doanh nghiệp mới thành lập, đặt kế hoạch mới, chương trình mới để hoạch định dịch vụ của mình thì xây dựng tầm nhìn trước, vì nó sẽ dẫn dắt sứ mệnh và phần còn lại của kế hoạch chiến lược theo đó.
Cụ thể quá trình triển khai tầm nhìn và sứ mệnh gồm 2 bước:
- Bước 1: Xác định và tạo tuyên bố tầm nhìn
- Bước 2: Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp
Ví dụ thực tế về Tầm nhìn và Sứ mệnh tại một số Doanh nghiệp
Tầm nhìn và Sứ mệnh của Viettel
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông & Công nghiệp công nghệ cao; góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Sứ mệnh: Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo.
Nguồn: https://vietteltelecom.vn/gioi-thieu-viettel
Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT
Tầm nhìn:
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
Sứ mệnh:
Là mũi tiên phong trong công cuộc Toàn cầu hoá của FPT, FSOFT mong muốn lớn nhanh, mạnh để trong tương lai không xa trên bản đồ Trí tuệ Thế giới có tên Việt Nam, có tên FPT.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Thiên Long
Tầm nhìn: Đưa sản phẩm Thiên Long đến mọi miền đất nước và trên toàn thế giới.
Sứ mệnh: Thiên Long cam kết mang đến những sản phẩm, văn phòng phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc, sáng tạo góp phần chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại.
1. https://banktop.vn/archive/7453/
2. https://banktop.vn/archive/37148/
3. https://banktop.vn/archive/1063/
Thiên Long đặt một câu Tầm nhìn ngắn gọn súc tích và phần Sứ mệnh rất rõ ràng. Nếu bạn vào trang web của Thiên Long, bạn sẽ thấy hiện diện rõ ở ngay trong 1 trang đầu chính là 3 phần Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị Cốt lõi. Đây là thể hiện chuyên nghiệp mà tôi thích nhất.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank
Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Sứ mệnh:
- Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
- Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
- Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Techcombank có một câu Tầm nhìn cực kỳ rõ ràng và có mục tiêu trở thành số ngân hàng số 1 ở Việt Nam. Phần Sứ mệnh cũng ghi rõ các vấn đề nhưng nó lại quá dài và quá nhiều đề mục.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Google
Tầm nhìn: Cung cấp truy cập thông tin trên thế giới chỉ trong một nút nhấn
Sứ mệnh: Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
Google nêu rõ sứ mệnh của mình rằng sắp xếp và khả năng tiếp cận thông tin là những gì họ cung cấp. Tuyên bố về tầm nhìn của họ là về việc cải thiện khả năng tiếp cận trong tương lai, chỉ trong một cú nhấp chuột.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung
Tầm nhìn: Truyền cảm hứng cho thế giới. Sáng tạo tương lai.
Sứ mệnh: Truyền cảm hứng cho thế giới với các công nghệ, sản phẩm và thiết kế sáng tạo của chúng tôi, làm phong phú thêm cuộc sống của người dân và đóng góp cho sự thịnh vượng xã hội bằng cách tạo ra một tương lai mới.
Samsung lại trộn lẫn giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh của mình. Tầm nhìn của họ nằm trong Sứ mệnh khi họ nói rõ cả 2 câu “Truyền cảm hứng cho thế giới” và “Sáng tạo tương lai”.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Facebook
Tầm nhìn: Mọi người sử dụng Facebook để kết nối với bạn bè và gia đình, để khám phá những gì diễn ra trên thế giới và chia sẻ và bày tỏ những gì quan trọng với họ.
Sứ mệnh: Cung cấp cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn.
Sứ mệnh của Facebook tập trung vào cộng đồng hứa hẹn nền tảng của họ. Tầm nhìn của họ nói về lý do tại sao cộng đồng quan trọng, đan xen cách họ sẽ mang thế giới đến gần nhau hơn.
Kết luận
Tầm nhìn và Sứ mệnh là hai khái niệm hết sức quan trọng trong hoạt động của Doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về vai trò, cách tạo tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh như thế nào. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP