Hầu hết các loại thẻ ATM, bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều được ngân hàng áp dụng 2 loại phí thường niên và phí duy trì. Vậy phí thường niên là gì? Phân biệt phí thường niên và phí duy trì như thế nào? Cách giảm phí thường niên thẻ tín dụng ra sao?
Toc
- 1. Thẻ ATM phải “ĐÓNG” những loại phí nào?
- 2. Phí thường niên là gì?
- 3. Phân loại phí thường niên
- 4. Biểu phí thường niên thẻ tín dụng một số ngân hàng
- 5. Không đóng phí thường niên được không?
- 6. Bài viết liên quan:
- 7. Mẹo sử dụng thẻ không mất phí thường niên bạn nên biết
- 8. Một số lưu ý về phí thường niên
- 9. Kết luận
Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết!
Thẻ ATM phải “ĐÓNG” những loại phí nào?
Thông thường, chiếc thẻ ghi nợ nội địa hay còn được gọi với cái tên ATM sẽ phải chịu 6 loại phí cơ bản, bao gồm:
- Phí phát hành thẻ
- Phí thường niên
- Phí rút tiền
- Phí chuyển khoản
- Truy vấn thông tin
- In sao kê
Phí thường niên là gì?
Phí thường niên là loại phí liên quan đến các loại thẻ được ngân hàng thu hàng năm. Khi khách hàng đăng ký mở thẻ ATM sẽ là lúc phí thường niên được bắt đầu được tính. Ý nghĩa của phí thường niên này để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích có từ thẻ.
Phân loại phí thường niên
Phí thường niên được chia làm 2 loại chính bao gồm Phí thường niên thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa và phí thường niên thẻ tín dụng.
Phí thường niên thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa
Phí thường niên thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa dao động từ 50.000 VND – 100.000 VND/năm. Chẳng hạn như ngân hàng MBBank và ngân hàngTechcombank sẽ thu phí thường niên cho thẻ ATM nội địa là 60.000 đồng/năm chưa tính phí VAT.
Phí thường niên thẻ tín dụng
Phí thường niên thẻ tín dụng dao động tùy thuộc vào từng loại thẻ tín dụng cụ thể, thông thường từ 100.000 – 500.000 đồng/năm. Đối với một số dòng thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi, được ngân hàng lớn cung cấp sẽ có phí thường niên cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, hầu như các ngân hàng đều áp dụng các chương trình ưu đãi miễn phí thường niên dành cho khách hàng đáp ứng đầy đủ một số điều kiện nhất định.
Biểu phí thường niên thẻ tín dụng một số ngân hàng
Bạn có thể tham khảo mức phí thường niên của một số ngân hàng đối với thẻ tín dụng quốc tế như sau:
Ngân hàng | Phí thường niên | Phí phát hành |
Agribank | 100.000đ | 100.000đ |
ACB | 300.000đ | Miễn phí |
BIDV | 200.000đ | Miễn phí |
Bản Việt | Miễn phí | Miễn phí |
Đông Á | 200.000đ | Miễn phí |
HD Bank | 220.000đ | Miễn phí |
Eximbank | 300.000đ | Miễn phí |
Pvcombank | 300.000đ | Miễn phí |
Sacombank | 299.000đ | Miễn phí |
Vietcombank | 100.000đ | Miễn phí |
Vietinbank | 120.000đ | 75.000đ |
VPBank | 250.000đ | Miễn phí |
Tpbank | 250.000đ | Miễn phí |
Techcombank | 300.000đ | Miễn phí |
Không đóng phí thường niên được không?
Liệu rằng nếu không đóng phí thường niên thì thẻ của bạn có thể hoạt động bình thường không? Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn đang dùng loại thẻ nào. Cụ thể như sau:
Bài viết liên quan:
Quy định đóng phí thường niên với thẻ tín dụng
Khi mở thẻ tín dụng, kể cả không sử dụng bạn cũng phải đóng phí thường niên. Trường hợp làm thủ tục khóa nhưng không hủy thẻ thì vẫn phải đóng phí thường niên. Việc không đóng, chắc chắn mức phí phạt qua tháng, năm sẽ rất cao.
Đặc biệt, khách hàng sẽ nằm trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đếm sự uy tín của bạn đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn về sau.
Quy định đóng phí thường niên với các loại thẻ trả trước
Khi tới kỳ thanh toán phí thường niên nhưng tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ thu bù ngay sau khi tài khoản có tiền. Đối với trường hợp khách hàng không sử dụng tài khoản đó nữa thì mức phí này sẽ được tính vào tổn thất của ngân hàng.
Mẹo sử dụng thẻ không mất phí thường niên bạn nên biết
Chọn thẻ tín dụng được tích điểm thưởng
Một số ngân hàng triên khai chính sách ưu đãi tích lũy điểm thưởng để đổi phí thường niên như ngân hàng HSBC, TPBank…. Điều này có nghĩa là, khi dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, khách hàng sẽ được quy đổi thành điểm thưởng. Số điểm thưởng này sẽ được quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên cho năm tiếp theo.
Chọn ngân hàng có chính sách ưu đãi phí thường niên
Điều này là như thế nào? Khi mở thẻ, đặc biệt là đối với các dòng thẻ tín dụng thẻ tín dụng, khách hàng nên chọn các ngân hàng có chính sách miễn phí thường niên. Thông thường, khách hàng đăng ký mở thẻ ngân hàng sẽ được miễn phí thường niên từ 1 đến 2 năm tùy quy định của mỗi ngân hàng.
Đàm phán trực tiếp với ngân hàng
Trên thực tế thẻ tín dụng là giá bán sản phẩm nên có thể đàm phán được về các khoản phí áp dụng định kỳ, bao gồm cả phí thường niên. Khách hàng hoàn toàn có thể đảm phán với ngân hàng để được giảm hoặc miễn phí thường niên. Điều này phụ thuộc vào khả năng của khách hàng cũng như tiềm lực tài chính của tổ chức tín dụng.
Tận dụng chương trình khuyến mại
Các ngân hàng thường đưa ra nhiều chương trình khuyến mại lên tới 70% dành cho khách hàng đăng ký mở thẻ, nhất là thẻ tín dụng. Chính vì vậy, khi thấy có chương trình bạn hãy tận dụng chi tiêu để bù đắp cho khoản phí thường niên mà bạn đã bỏ ra.
Một số lưu ý về phí thường niên
Khi sử dụng thẻ ATM thông thường hay thẻ tín dụng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phí thường niên được tính ngay sau khi ngân hàng phát hành thẻ thành công.
- Khách hàng phải thanh toán phí thường niên ngay cả khi chưa kích hoạt thẻ.
- Phí thường niên được ngân hàng trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.
- Trường hợp thẻ tín dụng, phí thường niên được tính chung vào hạn mức tháng thu phí.
Kết luận
Phí thường niên là gì? Cách giảm phí thường niên thẻ tín dụng như thế nào? Nội dung bài viết này BANKTOP đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những câu hỏi trên. Hy vọng đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích khi có nhu cầu sử dụng các loại thẻ ngân hàng.