Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng có thể tất toán khoản vay trước hạn theo quy định của các đơn vị cho vay. Tuy nhiên, khi tất toán khách hàng sẽ phải chịu phí phạt trước hạn. Vậy phí trả nợ trước hạn là gì? Cách tính như thế nào? Vì sao phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn?
Toc
- 1. Phí phạt trả nợ trước hạn là gì?
- 2. Vì sao trả nợ trước hạn mà vẫn bị phạt?
- 3. Công thức tính phí trả nợ trước hạn
- 4. Ví dụ cụ thể về cách tính phí trả nợ trước hạn
- 5. Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng cập nhật mới nhất hiện nay
- 6. Related articles 02:
- 6.1. Mức phí phạt trả nợ trước hạn Techcombank
- 6.2. Phí phạt trả trước hạn ngân hàng OCB
- 6.3. Phí tất toán khoản vay trước hạn Shinhan Finance
- 6.4. Phí tất toán khoản vay trước hạn VIB
- 6.5. Phí tất toán khoản vay trước hạn HD Saison
- 6.6. Phí tất toán trước hạn TPBank
- 6.7. Phí tất toán trước hạn Vietinbank
- 7. Quy định về thỏa thuận trả nợ trước hạn
- 8. Có nên tất toán khoản vay trước hạn không?
- 9. Kết luận
- 10. Related articles 01:
Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết!
Xem thêm:
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì?
- Bảng tính lãi vay bằng exel
- Phí phạt trễ hạn FE Credit là bao nhiêu?
Phí phạt trả nợ trước hạn là gì?
Phí phạt trả nợ trước hạn là một khoản tiền phạt được ngân hàng cho vay áp dụng đối với khách hàng vay vốn muốn hoàn tất trả khoản vay gốc ngay tại một thời điểm, sớm hơn so với thời hạn đã được ghi trên hợp đồng tín dụng.
Tùy vào thời gian tất toán hợp đồng và hình thức vay của khách hàng (tín chấp hay vay thế chấp) mà phí phạt trả nợ trước hạn sẽ được ngân hàng tính toán khác nhau. Số tiền phạt sẽ được tính dựa trên tổng số dư nợ còn lại của hợp đồng vay vốn.
Vì sao trả nợ trước hạn mà vẫn bị phạt?
Rất nhiều khách hàng thắc mắc rằng tại sao trả nợ trước hạn rồi nhưng lại phát sinh phí phạt? Đó là vì những lý do dưới đây:
- Việc thu phí trả trước hạn của ngân hàng nhằm để bù đắp những chi phí trả lãi huy động vốn của ngân hàng đã phát sinh khi khách hàng thanh toán nợ trước hạn.
- Dự phòng rủi ro có thể xảy ra như rủi ro lãi suất hay cân đối nguồn vốn huy động giữa lãi suất và kỳ hạn vay.
- Ngân hàng sẽ phải mất thời gian để giải ngân số tiền này cho khách hàng khác. Đồng thời là biện pháp chế tài để phạt người vay vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký kết.
- Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bên vay.
Công thức tính phí trả nợ trước hạn
Để có thể tính được phí phạt trả nợ trước hạn, khách hàng có thể sử dụng công thức tính sau:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước
Trong đó:
- Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: là tỷ lệ % được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vào thời điểm thực hiện ký kết hợp đồng vay giữa khách hàng và ngân hàng.
- Số tiền trả trước: Là số tiền vay còn lại mà khách hàng thực hiện tất toán trước hạn
Ví dụ cụ thể về cách tính phí trả nợ trước hạn
Khách hàng A đăng ký vay với thông tin gói vay trả góp như sau:
- Số tiền vay: 500 triệu đồng
- Thời gian trả góp theo hợp đồng: 24 tháng
- Phí phạt trả nợ trước hạn: 3%
- Thời gian tất toán: trước thời hạn 3 tháng
- Dư nợ còn lại: 100 triệu
Như vậy, phí phạt tất toán trước hạn trong trường hợp này được tính như sau:
3% x 100 triệu = 3 triệu
Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng cập nhật mới nhất hiện nay
Phí tất toán trước hạn ngân hàng VPBank
Mức phí phạt trả nợ trước hạn được ngân hàng VPBank áp dụng trong từng trường hợp cụ thể như sau:
- 1 năm trở lại: 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ trên 1 năm đến 2 năm: 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ trên 2 năm đến 3 năm: 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ trên 3 năm đến 4 năm: 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ trên 4 năm trở đi hoặc thời gian vay thực tế đạt 70% thời gian vay theo Hợp đồng tín dụng trở lên: Miễn phí; Số tiền phí trả nợ trước hạn cho mỗi lần tối thiểu là 500.000 đồng; (Một năm được hiểu là có 365 ngày).
Phí phạt trả nợ trước hạn ngân hàng Vietcombank
Hiện nay, ngân hàng Vietcombank đang có chương trình lãi suất cho vay thế chấp ưu đãi đối với KH có nhu cầu vay mua đất, mua nhà với lãi suất chỉ từ 7,5%/năm (KH có thể chọn thêm gói cố định 2 năm là 8,6%năm, cố định 3 năm là 9,4%/năm), lãi suất sau ưu đãi hiện là 10,5%/năm. Bên cạnh đó, thủ tục xét duyệt hồ sơ nhanh chóng khoảng 2h, phí trả nợ trước hạn cực kì thấp.
Phí trả nợ gốc trước hạn ngân hàng Vietcombank:
- Năm đầu tiên: 1,5% số tiền nợ gốc trả trước hạn.
- Năm thứ 2-3 3: 1% số tiền nợ gốc trả trước hạn.
- Năm thứ 4-5: 0,5% số tiền nợ gốc trả trước hạn.
- Từ năm thứ 6 khách hàng sẽ không phải nộp phí phạt trước hạn.
Phí phạt trả trước hạn Sacombank
Ngân hàng Sacombank có mức lãi suất vay cá nhân trung bình 10.5%/năm trong năm đầu, từ năm thứ 2 trở đi lãi suất bình quân là 11.5%/năm, có phí phạt trả nợ trước hạn bình quân 3% trên số tiền trả trước hạn.
Phí phạt trước hạn ngân hàng Agribank
Ngân hàng Agribank là ngân hàng duy nhất có mức phí phạt trả nợ trước hạn 0%/năm. Đây là mức lãi suất rất thấp so với các ngân hàng khác. Những khoản vay theo chương trình ưu đãi lãi suất thì mức phí phạt thường là 1% – 2%. Khách hàng nên xem kỹ trên hợp đồng tín dụng trước khi ký kết.
Ví dụ phương án vay như sau: Bạn đang vay thế chấp ngân hàng Agribank 100 triệu, thời gian vay là 12 tháng, phí phạt trả nợ trước hạn là 1%. Nếu đến kỳ thứ 3 bạn trả nợ trước hạn 30 triệu đồng thì phí phạt được tính như thế nào?
Mức phí phạt = 30.000.000 x 1% = 300.000 đồng.
1. https://banktop.vn/archive/32848/
2. https://banktop.vn/archive/39539/
3. https://banktop.vn/archive/37944/
Mức phí phạt trả nợ trước hạn Techcombank
Các khoản vay đã giải ngân trước ngày 23/06/2014 (trừ các khoản vay cho vay hỗ trợ kinh doanh – hạn mức tín dụng quay vòng, vay cầm cố sổ tiết kiệm) và các khoản vay giải ngân từ ngày 23/06/2014 (trừ các khoản vay hộ kinh doanh (vay món), vay cầm cầm cố sổ tiết kiệm).
- Trả nợ trước hạn trong năm đầu 3% số tiền trả trước hạn.
- Trả nợ trước hạn trong năm thứ hai 3% số tiền trả trước hạn.
- Trả nợ trước hạn từ năm thứ ba 2% số tiền trả trước hạn.
Các khoản vay hỗ trợ kinh doanh (vay món)
- Trả nợ trước hạn trong năm đầu 3% số tiền trả trước hạn.
- Trả nợ trước hạn trong năm thứ hai 2% số tiền trả trước hạn.
- Trả nợ trước hạn từ năm thứ ba 1% số tiền trả trước hạn.
Phí phạt trả trước hạn ngân hàng OCB
Ngân hàng OCB đưa ra mức phí phạt trả nợ trước hạn như sau:
- Dưới 12 tháng: 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 2,5% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Từ 36 tháng đến dưới 48 tháng: 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.
- Trên 48 tháng: Không tính phí phạt.
Phí tất toán khoản vay trước hạn Shinhan Finance
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 6% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 – 1.5 năm = 4% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1.5 – 2 năm = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
Phí tất toán khoản vay trước hạn VIB
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 – 1.5 năm = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 1.5% x số tiền trả nợ trước hạn
Phí tất toán khoản vay trước hạn HD Saison
- Phí tất toán trước hạn = 6% x số tiền trả nợ trước hạn
- Đối với các khoản vay có số dư nợ ít thì mức phạt tối thiểu là 1.650.000 đồng
Phí tất toán trước hạn TPBank
- Phí tất toán trước hạn 1 năm đầu = 7% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 1 – 2 năm = 5% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 2 năm trở đi = 3% x số tiền trả nợ trước hạn
Phí tất toán trước hạn Vietinbank
- Phí tất toán trước hạn 2 năm đầu = 2% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn 2 – 3 năm = 1.5% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 4 – 5 năm = 1% x số tiền trả nợ trước hạn
- Phí tất toán trước hạn trên 5 năm : Miễn phí
Quy định về thỏa thuận trả nợ trước hạn
Căn cứ theo Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
- Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Ngoài ra, theo Điều 478 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác.
Có nên tất toán khoản vay trước hạn không?
Như nội dung bài viết này mình đã giải thích rõ đó là tất toán khoản vay trước hạn sẽ phát sinh phí phạt. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu đã phát sinh phí phạt thì có nên tất toán khoản vay trước hạn không? Theo kinh nghiệm và quan điểm của mình thì là CÓ.
- Thứ nhất, so với khoản lãi suất sinh ra nếu bạn tiếp tục trả nợ theo từng kỳ thì khoản phí phạt khi tất toán khoản vay trước hạn không đáng là bao.
- Thứ 2, sau khi tất toán khoản vay, bạn sẽ không còn nợ nần gì nữa từ đó tinh thần sẽ thoải mái hơn và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
- Thứ 3, việc tất toán khoản vay trước hạn cũng sẽ làm lịch sử tín dụng của bạn tốt hơn.
Kết luận
Nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về phí trả nợ trước hạn và vì sao lại phát sinh phí phạt khi bạn tất toán khoản vay rồi phải không. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn và có kế hoạch trả nợ hợp lý.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/archive/38151/
2. https://banktop.vn/archive/32828/
3. https://banktop.vn/archive/49089/