Lịch kinh tế là gì? Cách tra cứu Lịch kinh tế ra sao? Đọc như thế nào? Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết này!
Toc
- 1. Tra cứu Lịch kinh tế
- 2. Lịch kinh tế là gì?
- 3. Related articles 01:
- 4. Lịch kinh tế giúp ích gì cho các nhà giao dịch (trader)
- 5. Phân loại sự kiện trên lịch kinh tế
- 6. Hướng dẫn đọc hiểu lịch kinh tế đơn giản
- 7. Các loại sự kiện quan trọng trong Lịch kinh tế
- 8. Hạn chế của lịch kinh tế là gì?
- 9. Kết luận
- 10. Related articles 02:
Tra cứu Lịch kinh tế
Lịch kinh tế là gì?
Lịch kinh tế (economic calendar) là lịch trình công bố các sự kiện tài chính, chính trị như GDP, chỉ số giá tiêu dùng và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp … có thể tác động đến giá cả của một mặt hàng, hoặc của cả một thị trường.
Các sự kiện như vậy được công bố trên lịch kinh tế mỗi tuần một lần, hoặc có khi thậm chí vào thời gian cao điểm, lịch kinh tế được cập nhật mỗi ngày nhiều lần và được xếp loại thấp, trung bình và cao, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thị trường.
Tìm hiểu hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?
1. https://banktop.vn/archive/7047/
2. https://banktop.vn/archive/11216/
3. https://banktop.vn/archive/13947/
Lịch kinh tế giúp ích gì cho các nhà giao dịch (trader)
Thông thường các nhà giao dịch (trader) sử dụng lịch kinh tế với các mục đích như:
- Đưa ra những quyết định đúng đắn khi đầu tư vào thị trường. Vì phần lớn các sự kiện trong lịch kinh tế đều có ảnh hưởng ít nhiều đến biến động giá trên thị trường.
- Đựa ra được các nhận định về xu hướng thị trường.
- Nắm được các sự kiện quan trọng trên thế giới hàng năm. Đặc biệt rất có ích đối với những newbies (nhà đầu tư mới) vì các nhà đầu tư này thường rất thiếu thông tin tổng quan.
Phân loại sự kiện trên lịch kinh tế
Nhìn chung thì các sự kiện có mặt trong lịch kinh tế đều được phân ra thành 2 nhóm sự kiện chính như sau:
- Sự kiện dẫn dắt: Đây là chuỗi các sự kiện kinh tế mang tính dự báo trong tương lai. Các sự kiện này mang tính định hướng cho thị trường, giúp các nhà đầu tư dựa vào đó mà đặt niềm tin vào thị trường. Ví dụ như sự tăng trưởng của khối ngành bán lẻ… Bạn nên so sánh thêm vào chỉ số Tầm quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
- Sự kiện đi sau: Đây là chuỗi các sự kiện phần lớn mang tính thông báo là chính. Vì các sự kiện này đa số thông báo các dữ liệu được đo lường trong quá khứ. Nên phần lớn các nhà đầu tư đều đã nắm các thông tin này. Ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp…
Tìm hiểu điểm hoà vốn là gì?
Hướng dẫn đọc hiểu lịch kinh tế đơn giản
Trên bất kỳ một lịch kinh tế nào, bất kể là lịch kinh tế tiếng Anh hoặc Lịch kinh tế tiếng Việt thì chúng đều có chung một khuôn mẫu nhất định. Ở đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc lịch kinh tế tiếng Việt có trong công cụ miễn phí bên trên:
- Thời gian: Là khoảng thời gian cố định trong ngày mà sự kiện kinh tế diễn ra. Ngày xem bạn được quyền chọn ngày cụ thể trong tương lai.
- Tiền tệ: Là loại tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng bởi lịch kinh tế đó. Đa số là các sự kiện nổi bật ở quốc gia đó hoặc các đối tác kinh tế lớn của họ.
- Tầm quan trọng: Là tầm quan trọng của sự kiện đó với thị trường. Ở đây bạn sẽ thấy biểu tượng 3 con bò tót. Mức bộ biến động thấp (1 con bò), mức độ biến động trung bình (2 con bò), mức độ biến động cao (3 con bò).
- Tên sự kiện: Là tên của sự kiện sắp được diễn ra, do lịch kinh tế được thể hiện bằng tiếng Việt nên bạn dễ hình dung, đọc và hiểu.
- Thực tế: Chỉ những sự kiện nào diễn ra rồi bạn mới xem được chỉ số này. Nó cho thấy sự kiện đó đã ảnh hưởng chính xác như thế nào đến thị trường. Nếu chỉ số này màu đỏ chứng tỏ đã ảnh hưởng tệ đến kỳ vọng, nếu màu xanh là ảnh hưởng tốt với kỳ vọng.
- Dự báo: Là mức dự báo mà các chuyên gia đánh giá dựa vào mức độ quan trọng của sự kiện. Các dự báo này mang tính chính xác rất cao. Các bạn có thể so sánh dự báo với thực tế với các sự kiện đã xảy ra.
- Trước đó: Là số liệu trước khi sự kiện kinh tế trong lịch kinh tế được diễn ra.
- Giá trong quá khứ, giá được dự báo và giá thực tế: Nếu giá trị thực tế lớn hơn giá trị dự báo, thì đó là tăng giá cho loại tiền tệ và tùy thuộc vào cặp tiền tệ được giao dịch. Với CFD ngoại hối, nếu các báo cáo cho thấy sự yếu kém của một loại tiền tệ, nên đặt lệnh Bán và ngược lại.
Các loại sự kiện quan trọng trong Lịch kinh tế
Cụ thể sẽ có một số loại sự kiện mà các nhà giao dịch (trader) phải đặc biệt quan tâm đến như:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Chỉ số này dùng để xem xét sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy GDP ra để so sánh. Nếu GDP đang giảm cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiện đi xuống. Ngược lại tăng trưởng sẽ cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đi lên. GDP ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá hối đoái của quốc gia đó.
- Lãi suất ngân hàng trung ương: Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một ngân hàng trung ương đều điều phối tài chính của nền kinh tế. Nếu lãi suất cho vay giảm thì chính phủ quốc gia đó đang muốn thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Ảnh hưởng tích cực đến thị trường. Điển hình như sau đại dịch Covid19 thì phần lớn các quốc gia đều giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp.
- Dữ liệu lạm phát: Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định về kinh tế và chính trị của một quốc gia. Chỉ số lạm phát tăng cao chứng tỏ sức mua của đồng tiền bị giảm.
- Dự liệu việc làm: Một chỉ số không kém phần quan trọng khác đó chính là chỉ số việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến biến động giá trên thị trường.
- PMI ( Chỉ số quản lý thu mua): là một trong những sự kiện có tác động lớn vì liên quan đến các họa động sản xuất.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến các sự kiện có tác động trung bình như:
- Khai báo thất nghiệp
- Tỉ lệ thất nghiệp
- Chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI)
- Chỉ số nhà bán hiện tại
- Đơn đặt hàng hóa lâu bền (DGO)
Hạn chế của lịch kinh tế là gì?
Nhìn chung thì lịch kinh tế chỉ thể hiện một sự kiện kinh tế cụ thể chứ không đại diện cho thị trường. Cùng một thông tin kinh tế được đưa ra nhưng các nhà đầu tư lại có những phản ứng khác nhau với tin tức. Từ đó tạo nên một thái cực cạnh tranh mới.
Do đó, cứ không phải cứ tin tức tốt là giá cả lại tăng lên. Hơn nữa, chính vì dữ liệu lịch kinh tế này ai cũng có thể truy cập được nên rất dễ bị các cá mập dùng đó đánh đòn tâm lý cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Suy cho cùng, các nhà đầu tư vẫn nên tham khảo các sự kiện kinh tế mỗi ngày để nắm thông tin. Cùng với đó kết hợp với các phương pháp giao dịch của bản thân để có thể có lợi nhuận trên thị trường Forex.
Kết luận
Lịch kinh tế là gì? Lợi ích và hạn chế như thế nào? Cách đọc lịch kinh tế ra sao? Tất cả đã được giải đáp trong nội dung bài viết này, hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Nội dung được biên tập bởi BANKTOP
1. https://banktop.vn/archive/13139/
2. https://banktop.vn/archive/758/
3. https://banktop.vn/archive/7316/