Kim cương nhân tạo đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường trang sức. Bài viết này BankTop sẽ giải đáp các thắc mắc về kim cương nhân tạo, phương pháp sản xuất, ưu điểm so với kim cương tự nhiên.
Toc
- 1. Kim cương nhân tạo là gì?
- 2. Related articles 01:
- 3. Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên
- 4. Phân biệt Kim cương nhân tạo và đá Cubic Zicronia (CZ) và Đá Moissanite (SiC)
- 5. Kim cương nhân tạo giá bao nhiêu tiền?
- 6. Related articles 02:
- 7. Nên mua kim cương nhân tạo hay kim cương tự nhiên
- 8. Kim cương nhân tạo mua ở đâu?
- 9. Một số câu hỏi thường gặp
- 10. Kết luận
Đồng thời chúng tôi cũng sẽ cung cấp thông tin về giá cả, địa chỉ mua kim cương nhân tạo uy tín và lời khuyên nên chọn mua kim cương nhân tạo hay kim cương thiên nhiên.
Xem thêm:
- Mỏ kim cương thô ở Việt Nam có không?
- 1 Carat kim cương bao nhiêu tiền?
- Cách nhận biết kim cương đen
- Giá Kim cương Hưng Phát USA bao nhiêu tiền?
Kim cương nhân tạo là gì?
Kim cương nhân tạo là loại đá quý được tạo ra trong phòng thí nghiệm, có cùng tính chất vật lý, hóa học và quang học như kim cương thiên nhiên. Chúng được sản xuất trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, tương tự như quá trình hình thành kim cương tự nhiên trong lòng đất.
Kim cương nhân tạo có độ trong suốt hoàn hảo với nhiều màu sắc đa dạng. Và sự hoàn hảo của kim cương nhân tạo rất tuyệt vời, đến mức các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghề cũng không khó lòng phân biệt được đâu là kim cương tự nhiên với kim cương nhân tạo bằng mắt thường.
Đặc điểm của Kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo được cấu tạo từ cacbon giống như kim cương tự nhiên, có khi còn rắn hơn cả kim cương trượng tự nhiên. Ngoài ra thì kim cương nhân tạo có kỹ thuật cắt vô cùng hoàn hảo và độ trong suốt không hề thua kém kim cương tự nhiên. Thậm chí nếu đặt cạnh nhau thì kim cương nhân tạo còn đẹp hơn cả kim cương tự nhiên.
Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp thì kim cương nhân tạo để làm trang sức cũng có nhiều màu sắc đa dạng như xanh lơ, cam nhạt, hồng, tím…
Sau đây là các đặc điểm cụ thể:
- Thành phần là: Cacbon (C)
- Tỷ trọng riêng: 3,52 g/cm³
- Chiết suất: 2,417
- Độ cứng: 10 (theo thang độ cứng Mohs)
- Cấu trúc: Thuộc vật chất vô định hình giống kim cương tự nhiên, không có trật tự xa hay cấu trúc tuần hoàn về vị trí cấu trúc nguyên tử. (Những chất rắn có trật tự xa về vị trí cấu trúc nguyên tử gọi là chất rắn tinh thể)
Phương pháp sản xuất
Kim cương nhân tạo là sản phẩm do chính con người tạo ra trong phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn. Mục đích của kim cương nhân tạo là sử dụng trong các ngành kỹ thuật quang học hay trong các chip điện tử cao cấp.
Kim cương nhân tạo được hình thành từ 2 phương pháp là sử dụng nhiệt độ, áp suất cao và lắng đọng hóa học pha hơi:
1. https://banktop.vn/archive/17368/
2. https://banktop.vn/archive/40308/
3. https://banktop.vn/archive/6166/
- Kỹ thuật CVD (Chemical Vapor Deposition): Trong phương pháp này, viên kim cương mầm được đặt trong buồng kín chứa hỗn hợp khí hydrocacbon và hydro. Nhiệt độ trong buồng khoảng 800-1200°C. Các nguyên tử carbon sẽ bám dần lên viên mầm, tạo thành tinh thể kim cương hoàn chỉnh.
- Kỹ thuật HPHT (High Pressure High Temperature): Đây là phương pháp truyền thống, giống với điều kiện hình thành kim cương trong lòng đất. Viên mầm được đặt trong môi trường dung nham nhân tạo, ở áp suất lên đến 60.000 bar và nhiệt độ 1300-1600°C. Carbon sẽ kết tinh trên viên mầm, tạo thành kim cương.
Ưu điểm của kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo đem đến rất nhiều lợi ích phục vụ cho các ngành công nghiệp và kỹ thuật chế tạo bởi:
- Giá thành rẻ hơn so với kim cương tự nhiên cùng kích cỡ và chất lượng
- Có thể sản xuất theo yêu cầu về kích thước, màu sắc và độ tinh khiết
- Ít có khuyết điểm do được sản xuất và cắt gọt rất chỉn chu
- Chất lượng của chúng tương đối tốt và thậm chí bền, rắn hơn kim cương tự nhiên
- Độ trong cao do không lẫn tạp chất trong quá trình chế tạo
- Có nhiều sự lựa chọn hơn do chúng có nhiều màu sắc khác nhau
- Làm giảm áp lực cho kim cương tự nhiên cũng như tô điểm thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người sở hữu. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học công nghệ và các ngành kỹ thuật cao.
Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên
Mắt thường rất khó phân biệt giữa hai loại kim cương này vì chúng có cấu trúc tinh thể hoàn toàn giống nhau. Chỉ có máy quang phổ chuyên dụng mới có thể phát hiện kim cương nhân tạo thông qua các tạp chất đặc trưng trong quá trình nuôi cấy.
Bên cạnh đó, phần lớn kim cương nhân tạo được khắc laser số seri trên rondist (vành đai ngoài cùng của viên kim cương) để xác định nguồn gốc. Trong khi kim cương thiên nhiên có thể có các vết lõm tự nhiên trên bề mặt.
Phân biệt Kim cương nhân tạo và đá Cubic Zicronia (CZ) và Đá Moissanite (SiC)
Như đã nói ở trên thì kim cương nhân tạo thực sự rất ít khi gặp trên thị trường trang sức, mà có gặp thì cũng có một mức giá rất đắt. Và những viên đá mà các hãng trang sức gọi là kim cương nhân tạo thực ra đó chính là đá Cubic Zicronia.
Để phân biệt kim cương nhân tạo với đá tổng hợp Cubic Zicronia và Moissanite, trước tiên ta cần nắm về hai loại đá này:
- Cubic Zirconium là một loại đá tổng hợp có công thức là ZrO2 + Y3O2, gọi tắt là đá CZ, đây là loại đá giả kim cương thông dụng nhất từ năm 1977.
- Moissanite (SiC) là loại đá tổng hợp có các đặc tính gần giống kim cương nhất, xuất hiện trên thị trường từ năm 1996.
Để phân biệt được kim cương nhân tạo với đá tổng hợp Cubic Zicronia, hay Moissanite (SiC) thì bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.
Kim cương tự nhiên | Kim cương nhân tạo CZ | Moissanite | |
Nguồn gốc | Tự nhiên | Tổng hợp từ nhựa hoặc thủy tinh | Trong tự nhiên hoặc tổng hợp từ SIC |
Thành phần | Cacbon (C) | ZrO2 + Y3O2 | SiC |
Khối lượng riêng | 5.8 g/cm3 | 3,21 g/cm3 | |
Độ cứng | 10 | 8.5 | 9.5 |
Chiết suất ánh sáng | 2.417 | 1.217 | 2.670 |
Độ bóng | Excellence | Very good | Excellence |
Độ đối xứng | Excellence | Good | Excellence |
Độ phản quang | Excellence | Very good | Excellence |
Độ dẫn nhiệt | Tốt | Không dẫn nhiệt | Tốt |
Bề mặt chế tác | Rất bóng, cạnh giác sắc sảo, tinh tế | Bóng, cạnh giác hơi tròn, không sắc sảo | Bóng sáng, cạnh giác sắc nét |
Cách 1. Tính tỷ trọng
Sử dụng công thức Scharffenberg (1931) để tính trọng lượng đá:
Trọng lượng (carat) = Đường kính (mm) x Đường kính (mm) x chiều cao (mm) x 0,0061
- Nếu tỷ trọng tính ra được xấp xỉ 3,52 thì đó là kim cương.
- Nếu tỷ trọng tính ra được xấp xỉ 5,50-6,0 thì đó là đá CZ.
Cách 2. Dùng giấy nhám corundum
Sử dụng giấy nhám có lớp bột corundum độ cứng 9, mài lên bề mặt viên đá. Nếu viên đá không bị trầy xước thì đó là kim cương (vì có độ cứng 10). Còn nếu viên đá bị mờ, trầy thì đó là đá CZ (vì có độ cứng bằng 8,5).
Cách 3. Dựa trên tính dẫn nhiệt
Kim cương có tính dẫn nhiệt rất tốt, cao hơn khoảng 500 lần so với đá CZ. Để thử kim cương hay là đá CZ thì bạn có thể dùng dụng cụ Presidium Multi Tester để kiểm tra. Loại dụng cụ này kiểm tra kim cương dựa trên tính dẫn nhiệt.
Kim cương nhân tạo giá bao nhiêu tiền?
Việc tạo ra một môi trường mô phỏng được môi trường tạo ra kim cương là vô cùng tốn kém. Nên thực chất kim cương nhân tạo có gia thành không hề rẻ như nhiều người tưởng tượng, có khi còn đắt hơn cả kim cương tự nhiên.
1. https://banktop.vn/archive/32905/
2. https://banktop.vn/archive/1644/
3. https://banktop.vn/archive/35782/
80% kim cương nhân tạo được chế tạo ra là để ứng dụng trong công nghiệp và 20% còn lại là dành cho trang sức. Chính vì thế mà kim cương nhân tạo không phổ biến trên thị trường. Giá kim cương nhân tạo cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như màu sắc, độ sạch, kiểu cắt, chất lượng cắt, thương hiệu và uy tín của nhà sản xuất.
Nên mua kim cương nhân tạo hay kim cương tự nhiên
Lựa chọn kim cương nhân tạo hay thiên nhiên phụ thuộc vào sở thích và ngân sách của mỗi người:
- Nếu ưu tiên một viên kim cương lớn, lấp lánh với giá phải chăng, bạn nên chọn kim cương nhân tạo.
- Nếu bạn coi trọng giá trị và sự độc nhất của kim cương tự nhiên, sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho một viên đá nhỏ hơn, thì nên chọn kim cương thiên nhiên. Tuy nhiên giá sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều.
- Nếu bạn quan tâm đến sự thân thiện với môi trường, kim cương nhân tạo sẽ là lựa chọn phù hợp. Chúng có nguồn gốc rõ ràng, không liên quan đến xung đột và chiến tranh.
- Đối với mục đích đầu tư, giới sưu tầm kim cương thường ưa chuộng viên đá tự nhiên. Kim cương nhân tạo khó có giá trị tăng theo thời gian.
Kim cương nhân tạo mua ở đâu?
Hiện nay, kim cương nhân tạo được bày bán khá rộng rãi tại:
- Các cửa hàng trang sức lớn: DOJI, PNJ, SJC… đều có dòng sản phẩm kim cương nhân tạo do chính họ sản xuất hoặc nhập khẩu. Ưu điểm là uy tín và có chế độ bảo hành, nhưng giá sẽ cao hơn.
- Các công ty chuyên về kim cương nhân tạo như: GIA Diamond, LAB Diamond, VELA… Mặt hàng đa dạng nhưng ít cửa hàng trực tiếp.
Dù mua ở bất cứ kênh nào, bạn nên yêu cầu cửa hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy kiểm định của viện nghiên cứu uy tín như GIA, IGI, HRD… xác nhận đây là kim cương nhân tạo
- Phiếu bảo hành sản phẩm và hóa đơn chứng từ
- Khắc laser số seri trên thân viên kim cương
Một số câu hỏi thường gặp
Kim cương nhân tạo có bền và cứng như kim cương thiên nhiên không?
Kim cương nhân tạo có độ cứng 10/10 trên thang Mohs, không hề thua kém kim cương thiên nhiên. Chúng cũng rất bền, khó bị trầy xước và có thể chịu được nhiệt độ cao.
Vàng 14k có đủ cứng để giữ viên kim cương ở vị trí?
Màu nào của kim cương được coi là quý hiếm và đắt nhất?
Với kim cương tự nhiên, màu Fancy như xanh lam, hồng, vàng rất quý hiếm. Còn kim cương nhân tạo có thể chế tạo được đủ màu sắc với giá không quá chênh lệch.
Kết luận
Hi vọng với những kiếm thức trên thì bạn đã hiểu được bản chất của kim cương nhân tạo, các đặc điểm và cách phân biệt kim cương nhân tạo với các loại đá giả kim cương trên thị trường từ đó có thể lựa chọn chuẩn xác nhất các loại trang sức có tên là kim cương nhân tạo.