Nhà là nơi vô cùng quan trọng xây đắp lên hạnh phúc trong mỗi gia đình. Việc cải thiện và nâng cấp nơi ở của mình ngày một tốt hơn là điều cần thiết. Có nhiều vợ chồng trẻ muốn tu sửa lại tổ ấm của mình theo nhiều mục đích (thuận lợi sinh hoạt, mua/bán kinh doanh,…).
Toc
Bài viết sẽ chia sẻ cho bạn các kinh nghiệm cần thiết để chuẩn bị nguồn lực tài chính dành cho việc sửa nhà.
Khả năng sửa nhà phụ thuộc vào tài chính
Nguồn lực tài chính quyết định rất lớn đến khả năng sửa chữa nhà của bạn, nó chi trả cho các khoản phí bắt buộc và nhiều vấn đề liên quan khác. Khi sửa nhà, có rất nhiều khoản mà bạn cần chi như: Phí vật liệu, phí thi công, phí gia cố,….
Để chuẩn bị nguồn lực tài chính cho việc sửa chữa nhà bằng cách tích lũy thì mất khá nhiều thời gian. Với nhu cầu sửa nhà cấp bách không thể trì hoãn như thấm dột, gia cố tránh nguy hiểm hay các chi tiết hư hại nhỏ vặt thì không thể tích luỹ nhanh chóng được mà bạn có thể chọn phương pháp đi vay.
Có nhiều kênh vay tiền nhanh chóng từ 20 triệu đến 50 triệu mà bạn có thể tham khảo. Thông tin tư vấn về các khoản vay, các kênh vay tiền chi tiết nhất, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại website tigersmoney.com.
5 loại phí thường phải chi trả khi sửa nhà
Vợ chồng trẻ mong muốn sửa nhà bên cạnh việc tìm hiểu về chuẩn bị nguồn lực tài chính, bạn cần nắm rõ một số loại chi phí thông dụng cho vấn đề cải thiện nhà ở. Bạn có thể tham khảo qua 5 loại phí cần chi trả để sửa nhà gồm:
- Phí tháo dỡ: Ví dụ, sửa mái nhà trong một số trường hợp cần đến đội ngũ nhân viên hỗ trợ.
- Phí gia cố: Áp dụng cho thay đổi kết cấu công trình (bếp, trần nhà, cầu thang,…).
- Phí cấp phép: Đối với các công trình liên quan đến 3 vấn đề bao gồm: An toàn thi công, môi trường và công năng sử dụng.
- Phí vật liệu: Ví dụ, gạch lát sàn, xi măng, cát đá,….
- Phí dự phòng: Đảm bảo ổn định và thuận lợi về phí phát sinh khi thi công.
Các loại phí này thường sẽ do nhiều bên hỗ trợ, chính vì thế bạn nên tìm hiểu rõ và tổng hợp để chuẩn bị nguồn lực tài chính phù hợp cho việc sửa nhà.
Kinh nghiệm chuẩn bị vốn sửa nhà cho vợ chồng trẻ
Xác định thu nhập
Bạn nên xác định được mức thu nhập của mình sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu cố định. Đây là cách giúp bạn đề ra kế hoạch trả nợ đơn giản nhất và chính xác nhất. Việc xác định được thu nhập ròng cũng góp phần tăng tính ổn định đối với khoản vay và khả năng thanh toán phù hợp.
Dự toán chi phí
Đối với dự định sửa nhà, trước hết bạn cần ước tính khoản phí để hoàn thiện giao động trong hạn mức nào. Nếu vượt quá 100 triệu, bạn có thể tích lũy thêm một thời gian và sử dụng khoản vay sửa nhà tại những công ty tài chính. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị thêm 20% đến 30% phí phát sinh để đảm bảo thi công diễn ra thuận lợi.
Chuẩn bị vốn
Để có thể chuẩn bị vốn ổn định trước khi sửa nhà, bạn có thể:
- Tích lũy (không khả thi trong trường hợp đột xuất hoặc cần đến thời gian khá lâu).
- Vay người thân: Trong một số trường hợp, bạn có thể vay người thân mộ khoản vốn nhỏ để sửa nhà, đôi khi không có lãi suất.
- Vay tín dụng: Với trường hợp không thể vay người thân, thì tổ chức tín dụng sẽ là lựa chọn tốt đánh cho bạn với ưu điểm như hạn mức vay phù hợp (lên đến 50 triệu), thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, lãi suất cố định tuân theo hợp đồng,….
4 lưu ý khác cho việc chuẩn bị sửa nhà
Xây dựng kế hoạch chi tiết
Lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị sửa nhà là việc bạn nên xây dựng một kế hoạch chi tiết nhất bao gồm những yếu tố sau:
- Các khu vực cần sửa chữa: Bạn nền nghiên cứu và đưa ra danh sách cụ thể về những khu vực cần được sửa chữa (ví dụ: Diện tích, vị trí, số phòng,…). Điều này giúp việc dự đoán khoảng chi phí đơn giản hơn và hạn chế mất thời gian.
- Mục đích cải tạo: Bạn cần đưa ra mục đích sửa nhà để đơn vị thi công có thể thiết kế phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình. Ví dụ: Nhu cầu cải tạo nhà để sinh hoạt thuận tiện tại phòng bếp thì cần mở rộng diện tích tại khu vực này, đối với mục đích sửa chữa nhằm bán lại, thì bản thiết kế sẽ được tinh chỉnh phù hợp với phí thấp hơn.
- Thời gian hoàn thành: Bạn và đơn vị thi công nên xác định rõ về thời gian bắt đầu xây dựng và hoàn thành vào ngày tháng cụ thể để chuẩn bị kế hoạch hợp lý cho việc sửa chữa nhà.
Kiểm tra kết cấu nhà
Công đoạn kiểm tra kế cấu nhà sẽ phụ thuộc vào mức độ sửa chữa theo nhu cầu của bạn. Thông thường, đối với việc cải tạo/nâng cấp (bao gồm: Trùng tu, mở rộng diện tích, thêm tầng,…) bạn cần lưu ý kiểm định độ vững chắc của móng nhà.
Móng nhà được xem là phần khung nền tảng cho các vật liệu khác tạo thành khối vững chắc. Chính vì thế, điều quan trọng nhất bạn cần nắm là khối lượng tải trọng mà móng nhà đáp ứng được và sự ổn định của nó.
1. https://banktop.vn/archive/37670/
2. https://banktop.vn/archive/24847/
3. https://banktop.vn/archive/772/
Chọn nhà thầu uy tín
Nhà thầu uy tín sẽ đảm bảo được chất lượng hoàn thiện công trình tốt nhất, hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian, sức lao động và giảm thiểu được phần lớn chi phí thi công. Để lựa chọn được nhà thầu uy tín, bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người, tìm hiểu qua Internet, gặp gỡ, trao đổi, nắm thông tin về trình độ/kinh nghiệm của đội ngũ xây dựng.
Xin giấy phép xây dựng
Nếu công trình cần sửa chữa nằm trong các hạng mục sau thì bạn cần đăng ký giấy phép xây dựng để tránh những vấn đề về pháp lý:
- Thay đổi kết cấu móng nhà (cấu trúc chịu lực).
- Thay đổi công năng của công trình.
- Thay đổi có ảnh hưởng tới môi trường/khu vực xung quanh.
- Có yếu tố cần sự an toàn thi công.
Tuy nhiên, đối với những gì thay đổi nhỏ không nhất thiết phải xin cấp phép mà bạn có thể tự chủ trong vấn đề sửa chữa nhà.
Kết luận
Bài viết đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế về vấn đề chuẩn bị nguồn lực tài chính đối với hoạt động sửa chữa nhà cửa và những lưu ý khi chuẩn bị sửa nhà. Mong rằng, một số thông tin và kinh nghiệm có thể sẽ hữu ích với công tác chuẩn bị sửa nhà của bạn.
Thông tin được biên tập bởi Banktop.vn
1. https://banktop.vn/archive/16844/
2. https://banktop.vn/archive/8014/
3. https://banktop.vn/archive/507/