Bất kì ngân hàng nào khi thành lập cũng có một khoản vốn tự có làm cơ sở để hoạt động, phát triển và mở rộng quy mô của mình. Vậy, vốn tự có của ngân hàng được hiểu như thế nào? Có đặc điểm và vai trò ra sao?
Toc
Bài viết dưới đây, BANKTOP sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về thuật ngữ này cũng như hướng dẫn bạn xác định vốn tự có của ngân hàng một cách dễ dàng nhất.
Tìm hiểu giải chấp là gì?
Vốn tự có của ngân hàng là gì?
Vốn tự có của ngân hàng (Core Capital) được hiểu là số vốn do ngân hàng tự tạo lập hay còn gọi là vốn chủ sở hữu. Số vốn này chiếm tỉ trọng không nhiều trong tổng số vốn hoạt động hiện có của ngân hàng. Nhưng nguồn vốn này lại mang tính chất quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Do đó, số vốn này mang tính ổn định cao.
Theo các nhà kinh tế, vốn tự có còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tài chính và các hệ số đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Tại Điều 20 – Luật các tổ chức tín dụng quy định vốn tự có của ngân hàng gồm những bộ phận chính như: quỹ của ngân hàng, vốn của ngân hàng thương mại và các tài sản liên quan khác được xếp vào nguồn vốn.
Vốn tự có của ngân hàng có đặc điểm gì?
Vốn chủ sở hữu ngoài việc dùng để trang bị cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, góp vốn liên doanh… vốn chủ sở hữu còn là cơ sở để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ và bao gồm cả hoạt động tín dụng ngân hàng.
Vốn tự có của ngân hàng có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Là nguồn vốn có tính ổn định và luôn luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
- Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, giao động từ 8% đến 10%. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có lại giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp hình thành nên các nguồn vốn khác nhau. Ngoài ra, còn là cơ sở tạo uy tín ban đầu cho mỗi ngân hàng.
- Vốn tự có mang tính quyết định đến quy mô lớn nhỏ của một ngân hàng, giúp xác định giới hạn huy động vốn. Mặt khác, vốn tự có còn là yếu tố để quản lý xác định được mức độ an toàn trong quá trình kinh doanh.
Hướng dẫn xác định vốn tự có của ngân hàng
Cùng tìm hiểu cách xác định vốn tự có của ngân hàng qua những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé.
Vốn tự có riêng lẻ
STT | CẤU PHẦN | CÁCH XÁC ĐỊNH |
Vốn Cấp 1 Riêng Lẻ
(A) = A1 – A2 – A3 |
||
Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = ∑1÷ 8 | ||
1 | Vốn điều lệ | Số liệu được lấy tại khoản mục Vốn điều lệ trong bảng cân đối kế toán.
Với đơn vị tín dụng, trong kế toán dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ thì Vốn điều lệ lúc này được qui đổi ra VNĐ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về Chế độ báo cáo tài chính cho các đơn vị tín dụng |
2 | Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ | Lấy số liệu tại khoản mục Quỹ tổ chức tín dụng trong Bảng cân đối kế toán |
3 | Quỹ đầu tư phát triển | Số liệu lấy tại Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng tại Bảng cân đối kế toán |
4 | Quỹ dự phòng tài chính | Số liệu được lấy tại Quỹ dự phòng – khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trong Bảng cân đối kế toán |
5 | Vốn đầu tư cơ bản, mua tài sản cố định | Lấy số liệu tại Bảng cân đối kế toán |
6 | Lợi nhuận không chia lũy kế | Xác định tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này theo hướng dẫn |
7 | Thặng dư vốn cổ phần | Số liệu lấy tại Thặng dư vốn cổ phần trong Bảng cân đối kế toán |
8 | Chênh lệch tỉ giá hối đoái | Lấy số dư khoản chênh lệch tại khoản mục Vốn tự có được ghi trong Bảng cân đối kế toán |
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = (A1) = ∑9÷ 15 | ||
9 | Lợi thế thương mại | Số liệu lấy từ mức chênh lớn hơn số tiền mua 1 tài sản và giá trị sổ sách kế toán của tài sản đó. Theo đó, ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch mang tính mua lại mà ngân hàng thực hiện |
10 | Lỗ lũy kế | Số liệu được lấy từ Lỗ lũy kế tại thời tính vốn chủ sở hữu. |
11 | Cổ phiếu quỹ | Số liệu lấy tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trong Bảng cân đối kế toán. |
12 | Các khoản cấp tín dụng để mua cổ phần, góp vốn tại các đơn vị tín dụng khác | Lấy số dư tại các khoản cấp tín dụng để mua cổ phần, góp vốn tại các đơn vị tín dụng khác |
13 | Các khoản mua cổ phần, góp vốn của các đơn vị tín dụng khác | Số liệu lấy tại các khoản mua cổ phiếu được niêm yết của đơn vị tín dụng khác theo quy định tại khoản mục Chứng khoán đầu tư để bán và số liệu khoản Góp vốn đầu tư lâu dài với các đơn vị tín dụng thuộc mục Góp vốn đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán. |
14 | Các khoản mua cổ phần, góp vốn tại các công ty con (mục 13) | Số liệu tại cấu phần này trong Bảng cân đối kế toán. |
15 | Khoản đầu tư dưới hình thức mua cổ phần góp vốn, không bao gồm các đối tượng đã tính tại mục 13 và mục 14 | Số liệu lấy tại cấu phần này – khoản mục Chứng khoán đầu tư để bán và mục Góp vốn đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán. |
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑16 ÷ 17 | ||
16 | Phần mua cổ phần, góp vốn của một công ty, doanh nghiệp, một quỹ đầu tư (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13 đến mục 15), vượt 10% của A1 -A2 | Tổng phần chênh lệch dương giữa: (i) – cấu phần này tại khoản Chứng khoán đầu tư để bán, khoản mục đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán. |
17 | Tổng các khoản mua cổ phần, góp vốn còn lại (trừ các đối tượng đã tính từ mục 13 – mục 16), quá 40% của A1 – A2 | Phần chênh lệch dương giữa: (i) – cấu phần này thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư để bán, Góp vốn đầu đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán, (ii) 40% của A1 – A2. |
VỐN CẤP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 – B2 – (25) | Giá trị tối đa của vốn cấp 2 riêng lẻ bằng vốn cấp 1 riêng lẻ | |
Cấu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = ∑18 ÷ 21 | ||
18 | 50% chênh lệch tăng bởi đánh giá lại tài sản cổ định | 50% tổng số dư có tài khoản chênh lệch khi đánh giá lại tài sản cố định |
19 | 40% chênh lệch tăng bởi đánh giá lại các khoản đầu tư, góp vốn lâu dài theo quy định | 40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch từ cấu phần này |
20 | Dự phòng chung theo quy định của Nhà nước về phân loại mức trích, tài sản có, sử dụng dự phòng rủi ro và phương pháp trích dự phòng rủi ro với đơn vị tín dụng, phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài. | Tổng các khoản mục dự phòng chung trong Bảng cân đối kế toán |
21 | Thứ nợ cấp, trái phiếu chuyển đổi do đơn vị tín dụng cấp, đáp ứng điều kiện sau:
– Có kì hạn ban đầu ít nhất: 5 năm – Không được đảm bảo bằng mức tài sản của chính đơn vị tín dụng. – Đơn vị tín dụng chỉ được trả nợ, mua lại trước thời điểm đáo hạn với điều kiện: đảm bảo các tỉ lệ và giới hạn bảo đảm an toàn đúng qui định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám sát; – Đơn vị tín dụng được phép dừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm sau khi việc trả lãi khiến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua bị lỗ; – Trường hợp thanh lí đơn vị tín dụng, người có trái phiếu, nợ thứ cấp chỉ được tất toán sau khi đơn vị tín dụng đã tất toán cho tất các chủ nợ;
– Đơn vị tín dụng chỉ được phép chọn lãi suất của nợ thứ cấp được xác định theo công thức hoặc xác định bằng giá trị cụ thể và được thể hiện trong hợp đồng cũng như tài liệu phát hành. – Trường hợp sử dụng lãi suất được tính bằng những giá trị cụ thể, thì việc thay đổi lãi suất chỉ được phép thực hiện sau 5 năm (tính từ khi pháp hành, kí hợp đồng và được thay đổi duy nhất 1 lần trong suốt thời hạn). – Trường hợp sử dụng lãi suất được tính theo công thức thì công thức sẽ không được phép thay đổi, chỉ thay đổi biên độ công thức (nếu có) và 1 lần sau 5 năm tính từ thời điểm phát hành, kí kết hợp đồng. |
– Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời gian nợ thứ cấp là hơn 5 năm, thì toàn bộ giá trị nợ thứ cấp được tính cho vốn cấp 2.
– Từ năm thứ 5 trước khi hết hạn trả nợ, mỗi năm tại ngày kí hợp đồng/ ngày phát hành, phần giá trị nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được tính cho vốn cấp 2 (khấu trừ 20% giá trị theo qui định) để bảo đảm đến ngày đầu tiên của năm, cuối trước khi đến hạn trả nợ, giá trị nợ thứ cấp và trái phiếu chuyển đổi tính vào vốn cấp 2 là bằng 0. |
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ (B2) = (22) + (23) + (24) | ||
22 | Trái phiếu chuyển đổi do đơn vị tín dụng khác phát hành, nợ thứ cấp do chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đơn vị tín dụng khác phát hành cần thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đơn vị tín dụng khác phát hành mà đơn vị tài chính đầu tư, mua theo quy định pháp luật. | – Với nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được đầu tư, mua từ ngày 12/2/2018, đơn vị tài chính phải trừ khỏi vốn cấp 2 tính từ ngày đầu tư, mua.
– Đối với nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được đầu tư, mua trước ngày 12/2/2018, đơn vị tín dụng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình như sau: Từ ngày 12/2/2018 – hết 31/12/2018: trừ 25% giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; Từ ngày 1/1/2019 – hết 31/12/2019: trừ 50% giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; Từ ngày 1/1/2020 – hết 31/12/2020: trừ 75% giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; Từ ngày 1/1/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp. |
23 | Phần giá trị chênh lệch dương giữa mục 20 và 1.25% “Tổng tài sản có rủi ro” theo qui định ở Phụ lục 2 | |
24 | Phần giá trị chênh lệch dương giữa mục 21 và 50% của A | |
Các khoản giảm trừ bổ sung | ||
25 | Giá trị chênh lệch dương giữa (B1 – B2) và A | |
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn sở hữu | ||
26 | 100% phần chênh lệch giảm khi đánh giá lại tài sản cố định theo đúng quy định pháp luật | 100% tổng dư nợ của tài khoản chênh lệch khi đánh giá lại tài sản cố định |
27 | 100% phần chênh lệch giảm khi đánh giá lại các khoản đầu tư góp vốn dài hạn theo qui định pháp luật | 100% phần chênh lệch giảm khi đánh giá lại các khoản đầu tư góp vốn dài hạn |
28 | VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) – (26) – C (27) |
Vốn tự có hợp nhất
STT | CẤU PHẦN | CÁCH XÁC ĐỊNH |
VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 – A2 – A3 | ||
Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = ∑1 ÷ 8 | ||
1 | Vốn điều lệ (vốn được cấp, vốn đã đóng) | Số liệu lấy tại khoản mục Vốn điều lệ trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Với đơn vị tín dụng dùng ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán, Vốn điều lệ được đổi ra VNĐ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về Chế độ báo cáo tài chính với đơn vị tín dụng. |
2 | Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ | Số liệu lấy từ cấu phần này thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất |
3 | Quỹ đầu tư phát triển | Số liệu lấy từ cấu phần này tại khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất |
4 | Quỹ dự phòng tài chính | Số liệu lấy từ cấu phần này tại khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất |
5 | Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định | Số liệu lấy từ cấu phần này trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất |
6 | Lợi nhuận không chia lũy kế | Theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư. Đối với đơn vị tín dụng được giải trích, hoãn lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận này phải trừ đi phần chênh lệch dương giữa số số dự phòng rủi ro và trích theo đúng qui định về phân loại tài sản có, sử dụng dự phòng rủi ro, phương pháp trích dự phòng rủi ro và mức trích đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đơn vị tín dụng so với số dự phòng rủi ro đã trích. |
7 | Thặng dư vốn cổ phần lũy kế | Số liệu lấy từ cấu phần này trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất |
8 | Chênh lệch tỉ giá hối đoái khi hợp nhất báo cáo tài chính. | Số liệu lấy từ cấu phần này trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Với đơn vị tín dụng dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chênh lệch tỉ giá hối đoái gồm: số liệu chênh lệch tỉ giá hối đoái khi đánh giá lại vốn tự có được ghi tại Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính từ ngoại tệ quy ra VNĐ |
9 | Các khoản phải trả trừ khỏi vốn cấp nhất (A2) = ∑9 ÷ 14 | |
10 | Lợi thế thương mại | Số liệu lấy phần chênh lệch dương giữa số vốn mua 1 tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản đó mà ngân hàng phải thanh toán phát sinh từ giao dịch mang tính chất mua lại (do ngân hàng thực hiện). |
11 | Lỗ lũy kế | Số liệu lấy Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn sở hữu |
12 | Các khoản cấp tín dụng để mua cổ phần, góp vốn tại đơn vị tín dụng | Lấy số dư của cấu phần này tại đơn vị tín dụng khác, gồm cả các khoản cấp tín dụng của các công ty con được hợp nhất. |
13 | Các khoản mua cổ phần, góp vốn của đơn vị tín dụng khác. | Số liệu lấy từ các khoản mua cổ phiếu được niêm yết của đơn vị tín dụng khác theo qui định pháp luật tại khoản Chứng khoán đầu tư sẵn sàng bán và số liệu khoản Góp vốn đầu tư lâu dài vào các đơn vị tín dụng khác tại khoản Góp vốn đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
14 | Các khoản mua cổ phần, góp vốn của công ty con không hợp nhất và công ty hoạt động theo Luật kinh doanh Bảo hiểm (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13) | Số liệu lấy từ các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào các công ty con không hợp nhất và các khoản mua cổ phần, góp vốn của công ty Bảo hiểm (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13) tại khoản Góp vốn đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑15 ÷ 16 | ||
15 | Phần mua cổ phần, góp vốn của 1 công ty, doanh nghiệp liên kết, 1 quỹ đầu tư (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13 đến mục 14), vượt 10% của (A1 – A2) | Tổng phần chênh lệch dương giữa (i)số sử khoản Góp vốn dài hạn vào từng công ty, doanh nghiệp liên kết… theo quy định (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13 đến mục 14) tại mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng bán và mục Đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
16 | Tổng các khoản Góp vốn, mua cổ phần còn lại (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13 – 15), vượt 40% của (A1 – A2). | Tổng phần chênh lệch dương giữa (i) Tổng khoản Góp vốn dài hạn còn lại theo qui định (trừ các đối tượng đã tính tại mục 13 – mục 15) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư để bán và mục Góp vốn đầu tư dài hạn trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và 40% của A1 – A2. |
VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 – B2 – (25) | Giá trị tối đa vốn cấp 2 hợp nhất bằng vốn cấp 1 hợp nhất | |
Cấu phần vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = ∑17 ÷ 21 | ||
17 | 50% phần chênh lệch tăng khi đánh giá lại tài sản cố định theo đúng pháp luật | 50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch khi đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất. |
18 | 40% phần chênh lệch tăng khi đánh giá lại các khoản các khoản góp vốn đầu tư lâu dài theo pháp luật | 40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch khi đánh giá lại tài sản với cấu phần này trong Bảng Cân đối kế toán hợp nhất. |
19 | Dự phòng chung theo qui định của Ngân hàng Nhà nước về mức trích, phân loại tài sản có, sử dụng dự phòng rủi ro và phương pháp trích dự phòng rủi ro đối với đơn vị tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. | Lấy tổng các khoản Dự phòng chung trong Bảng cân đối kế toán. |
20 | Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do đơn vị tín dụng phát hành đáp ứng điều kiện sau:
– Có kì hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm – Không cho phép đảm bảo bằng tài sản của đơn vị tín dụng – Đơn vị tín dụng chỉ được mua lại, thanh toán trước thời điểm đáo hạn khi đảm bảo được các tỉ lệ và giới hạn đảm bảo an toàn theo đúng qui định để giám sát; – Đơn vị tín dụng được dừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm sau nếu thanh toán lãi dẫn đến kết quả bị lỗ trong năm qua. – Trường hợp thanh lí đơn vị tín dụng, người có trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp chỉ được tất toán sau khi đơn vị tín dụng đã tất toán cho tất các chủ nợ khác; – Đơn vị tín dụng chỉ được phép chọn lãi suất của nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được xác định theo công thức hoặc xác định bằng giá trị cụ thể và được thể hiện trong hợp đồng cũng như tài liệu phát hành.
– Trường hợp sử dụng lãi suất được tính bằng những giá trị cụ thể, thì việc thay đổi lãi suất chỉ được phép thực hiện sau 5 năm (tính từ khi pháp hành, kí hợp đồng và được thay đổi duy nhất 1 lần trong suốt thời hạn) của trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác. – Trường hợp sử dụng lãi suất được tính theo công thức thì công thức sẽ không được phép thay đổi, chỉ thay đổi biên độ công thức (nếu có) và 1 lần sau 5 năm tính từ thời điểm phát hành, kí kết hợp đồng. |
– Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời gian nợ thứ cấp là hơn 5 năm, thì toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác được tính cho vốn cấp 2.
– Từ năm thứ 5 trước khi hết hạn trả nợ, mỗi năm tại ngày kí hợp đồng/ ngày phát hành, phần giá trị nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được tính cho vốn cấp 2 (khấu trừ 20% giá trị theo qui định) để bảo đảm đến ngày đầu tiên của năm cuối trước khi đến hạn trả nợ, giá trị nợ thứ cấp và trái phiếu chuyển đổi tính vào vốn cấp 2 là bằng 0. |
21 | Lợi ích của cổ đông thiểu số | Số liệu lấy tại khoản mục cấu phần này trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (22) + (23) + (24) | ||
22 | Trái phiếu chuyển đổi các đơn vị tín dụng; nợ thứ cấp của đơn vị tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hàng thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 – đơn vị tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà đơn vị tín dụng mua theo đúng qui định. | – Với nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được đầu tư từ ngày 12/2/2018, đơn vị tài chính phải trừ khỏi vốn cấp 2 tính từ ngày đầu tư.
– Đối với nợ thứ cấp, trái phiếu chuyển đổi được đầu tư, mua trước ngày 12/2/2018, đơn vị tín dụng trừ khỏi vốn cấp 2 như sau: Từ ngày 12/2/2018 – hết 31/12/2018: trừ 25% giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; Từ ngày 1/1/2019 – hết 31/12/2019: trừ 50% giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; Từ ngày 1/1/2020 – hết 31/12/2020: trừ 75% giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp; Từ ngày 1/1/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản đầu tư, mua trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp. |
23 | Phần giá trị chênh lệch dương giữa mục 19 và 1.25% “Tổng tài sản có rủi ro” theo qui định ở Phụ lục 2 | |
24 | Phần giá trị chênh lệch dương giữa mục 20 và 50% của A | |
Khoản giảm trừ bổ sung | ||
25 | Giá trị chênh dương giữa (B1 – B2) và A | |
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn sở hữu | ||
26 | 100% phần chênh lệch giảm khi đánh giá lại tài sản cố định theo đúng quy định pháp luật | 100% tổng dư nợ của tài khoản chênh lệch khi đánh giá lại tài sản cố định trong Bảng cân đối kế toán. |
27 | 100% phần chênh lệch giảm khi đánh giá lại các khoản đầu tư góp vốn dài hạn theo qui định pháp luật | 100% tổng dư nợ của tài khoản chênh lệch khi đánh giá lại các khoản đầu tư góp vốn dài hạn trong Bảng cân đối kế toán. |
Vai trò của vốn tự có ngân hàng
Vốn tự có của ngân hàng có những vai trò cụ thể như sau:
- Tạo lập tư cách pháp nhân và cung cấp nguồn lực cho ngân hàng để duy trì hoạt động khi ngân hàng mới hình thành.
- Bảo vệ người tiêu dùng gửi tiền tiết kiệm, vốn tự có của ngân hàng là cơ sở tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi giao dịch. Nhờ có nguồn vốn sở hữu này, những tổn thất và rủi ro của ngân hàng nhanh chóng được giải quyết và giúp ngân hàng tiếp tục duy trì và phát triển.
- Là phương tiện điều chỉnh hoạt động và giúp điều tiết tăng trưởng của ngân hàng.
Tóm lại, vốn tự có của ngân hàng có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại, quyết định đến sự phát triển, quy mô lớn nhỏ, thậm chí là sự thành bại của một ngân hàng.
Ví dụ cụ thể về vốn tự có của ngân hàng
Để hiểu hơn về vốn tự có của ngân hàng, bạn đọc tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây:
Ví dụ ngân hàng A giữ 2 triệu đô la (vốn chính) và cho B Limited vay 10 triệu đô la. Dư nợ cho vay có tỉ trọng rủi ro: 80%. Vậy, tỉ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng này được tính:
Tỉ lệ vốn cấp 1 = [2.000.000 USD / (10.000.000 USD X 80%)] X 100 = 25%
Vì vậy, tỉ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng A: 25%. Dưới đây là 2 cách biểu thị tỉ số chính:
- Tỉ lệ tổng vốn cấp 1 – vốn cốt lõi của ngân hàng
- Tỉ lệ vốn phổ thông cấp 1 (không gồm lợi ích không kiểm soát khỏi tổng số vốn cấp 1 và cổ phiếu ưu đãi)
Kết luận
Bài viết trên là tổng hợp những kiến thức về vốn tự có của ngân hàng và hướng dẫn chi tiết cách xác định vốn tự có. BANKTOP hi vọng mang đến những thông tin bổ ích, giúp bạn có thể đánh giá được năng lực và sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Chúc bạn thành công!
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP