Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động chính xác nhất?

Bạn đang tìm hiểu các kiến thức, thông tin về lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp nhưng lại vướng mắc về khái niệm, các tính vốn lưu động? Đây luôn là điều kiện quan trọng trong thành lập và phát triển doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, BTOP sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc về vốn lưu động.

Tìm hiểu thị trường tiện tệ là gì?

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng anh là Working Capital (WC), nó là thước đo về tài chính đại diện cho số vốn tiền tệ mà doanh nghiệp có. Vốn lưu động là khả năng thanh khoản vận hành của doanh nghiệp nhằm để mua sắm, khởi tạo tài sản lưu động cần thiết cho việt xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Cách tính tỷ suất sinh lời nhanh nhất

Công thức tính vốn lưu động chính xác nhất

Công thức tính vốn lưu động hiện nay như sau:

Vốn lưu động = Tài sản hiện tại – Nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản hiện tại hay còn gọi là tài sản ngắn hạn là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể quy đổi ra tiền mặt trong 1 năm được tính như sau:

TSNH = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH khác

  • Nợ ngắn hạn là những khoản nợ của doanh nghiệp cần phải thanh toán trong 1 năm. Đây là các khoản nợ gồm nợ phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả khác. Được tính như sau:

Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Vay ngắn hạn khác

Dựa trên công thức tính vốn lưu động ở trên, ta có hai trường hợp xảy ra đối với doanh nghiệp sau 1 năm hoạt động kinh doanh và thương mại.

  • Vốn lưu động dương: khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khoản dương này doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt để giải quyết các bài toán về chi phí của mình.
  • Vốn lưu động âm: khi tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là cảnh báo cho bạn biết rằng doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ.

Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Để có thể nắm rõ báo cáo tài chính cũng như vốn lưu động của doanh nghiệp thì việc phân loại trước khi tính vốn lưu động là cần thiết.

Dựa vào vai trò

Dựa vào vai trò của vốn lưu động với doanh nghiệp thì chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn dự trữ: là vốn nguyên vật liệu, vốn phụ tùng máy móc, công cụ, dụng cụ xây dựng doanh nghiệp,…
  • Giai đoạn sản xuất: sản phẩm đang chế tạo, sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm lỗi tồn kho,…
  • Giai đoạn lưu thông: Vốn thành phẩm, tiền mặt, tiền trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn,…

Dựa vào hình thái biểu hiện

Dựa theo hình thái biểu hiện của từng loại vốn lưu động mà chúng ta phân loại như sau:

  • Vốn vật tư hàng hoá: gồm hàng tồn kho, nguyên vật liệu, sản phẩm đang sản xuất, sản phẩm bán thành phẩm, thành phẩm,…
  • Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu,…

Quản lý vốn lưu động như thế nào?

Cách quản lý vốn lưu động
Cách quản lý vốn lưu động

Như đã thấy ở công thức tính vốn lưu động mà Banktop đã đưa ở trên, 2 yếu tố ảnh hưởng chính đến vốn lưu động của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn. Do đó, để quản lý tốt loại vốn này, doanh nghiệp cần đảm bảo cân bằng các yếu tố này.

Có như vậy, doanh nghiệp mới đảm bảo tiếp tục các hoạt động, dòng tiền đủ sức đáp ứng các khoản thanh toán và chi phí hoạt động trong thời gian dài với 4 cách sau:

  • Quản lý tiền mặt: Đảm bảo số dư tiền mặt giúp cho phép doanh nghiệp đáp ứng các chi phí cần phải thanh toán theo thời gian.
  • Quản lý hàng tồn kho: Hàng tồn khó luôn cần được kiểm tra và xác định số lượng nhằm phân phối nguyên liệu, hàng hoá cho việc sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng được lưu lượng tiền mặt trong lưu thông vốn của mình.
  • Quản lý công nợ: Thu hồi công nợ cũng là cách đảm bảo nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp không bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý tài chính ngắn hạn:  Trong năm, doanh nghiệp luôn có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Bởi vậy, chúng ta cần xác định nguồn tài chính thích hợp để chuẩn bị cho chu kỳ này.

Kết luận

Với những thông tin, khái niệm, cách tính vốn lưu động và cách quản lý nó của BTOP sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, hãy truy cập ngay vào mục “Tin tức” ở trên thanh menu nhé.

Bài viết được biên tập bởi: BTOP

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Danh Sách 63 Tỉnh Thành Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất

Tính đến nay, chúng ta đã quá quen thuộc với tên gọi 3...

Tiền Nam In Ở Đâu? Nước Nào In Tiền Cho Việt nam?

Ngày nay, bên cạnh những tờ tiền giấy truyền thống thì tiền Polymer...

Tên Viết Tắt Các Nước (Mã Quốc Gia 3 Ký Tự) Mới Nhất

Tên viết tắt các nước trên Thế giới có thể được viết bởi...

Ngày Chốt Sao Kê Thẻ Tín Dụng VPBank Là Ngày Nào?

Khi sử dụng thẻ tín dụng VPBank, nhiều khách hàng chưa nắm rõ...

Mã bưu điện (bưu chính) Việt Nam 63 tỉnh thành năm 2023

Mã bưu điện (bưu chính) là dãy số vô cùng quan trọng định...

Thế giới có bao nhiêu Nước (Quốc gia) và Vùng lãnh thổ?

Bạn là một người đam mê địa lý, thích tìm hiểu về thế...

Theo dõi
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments