Nếu như bạn đang không hiểu thẻ từ và thẻ chip là gì? Chúng khác nhau như thế nào và cách phân biệt cũng như nhận biết hai loại thẻ này? Loại thẻ nào được người tiêu dùng ưa thích và hay sử dụng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây, tất cả sẽ được BANKTOP giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Toc
- 1. Thẻ từ là gì?
- 2. Cách thức hoạt động của thẻ từ
- 3. Một số ưu điểm cũng như nhược điểm của thẻ từ?
- 4. Thẻ chip là gì?
- 5. Một số ưu điểm, nhược điểm của thẻ chip?
- 6. Cách phân biệt giữa thẻ từ và thẻ chip
- 7. Nên sử dụng thẻ từ hay thẻ gắn chip? Tại sao?
- 8. Một số lưu ý khi dùng thẻ chip
- 9. Cách đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip
- 10. Kết luận
Xem thêm:
- Cách đổi thẻ từ sang thẻ Chip Vietcombank
- Cách sử dụng thẻ ATM
- Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng?
Thẻ từ là gì?
Thẻ từ là thẻ có vạch dải băng từ màu đen hoặc màu nâu (magnetic stripe) đã được mã hóa ghi và thông tin khách hàng ở phía mặt sau của thẻ. Thông tin được ghi và lưu lại của khách hàng được mã hóa bằng vạch dải băng từ không thể thay đổi, chỉnh sửa. Bảo mật yếu. Thẻ từ có chất liệu từ nhựa PVC hoặc PET được gắn dải từ (Hico – Loco) ở mặt sau thẻ.
Cách thức hoạt động của thẻ từ
Khi bạn cắm thẻ từ vào cây ATM để rút tiền hoặc quẹt thẻ trên máy quẹt thẻ POS để thanh toán, thông tin lưu trữ ở dải băng từ màu đen phía sau sẽ được đọc bởi các đầu đọc trong máy. Từ đó các tính năng cùng các bước giao dịch bắt đầu được thực hiện.
Một số ưu điểm cũng như nhược điểm của thẻ từ?
Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo.
- Dễ dàng giao dịch, nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Tính năng bảo mật thấp, dễ dàng bị kẻ gian đánh cắp thông tin cũng như làm giả thẻ và lấy mất tiền từ trong thẻ.
- Chất lượng thẻ cũng như dải băng từ của thẻ khá kém, dễ bị trầy xước, hỏng dẫn đến tình trạng khiến chủ thẻ phải làm lại thẻ, mất thời gian và tiền bạc của khách hàng.
Thẻ chip là gì?
Thẻ chip cũng như thẻ từ là thẻ chip ATM được gắn chip ở mặt trước của thẻ. Trong chip là thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa vào chip, nhưng thông tin khách hàng được lưu trữ trong thẻ chip đều có thể dễ dàng thay đổi được.
Thẻ chip hiện tại gồm có 3 loại:
- Thẻ chip tiếp xúc: là thẻ có gắn con chip màu vàng hoặc bạc ở mặt trước thẻ. Con chip sẽ được lưu trữ thông tin của chủ thẻ và có thể tùy chỉnh thay đổi, cập nhật thông tin trong chip. Khi chủ thẻ muốn rút tiền tại ATM hoặc quẹt thẻ POS, chủ thẻ phải cắm đầu thẻ có gắn chip vào đầu đọc thẻ, thì thẻ mới nhận và khách hàng mới bắt đầu kích hoạt sử dụng các tính năng cũng như dịch vụ của thẻ được.
- Thẻ chip phi tiếp xúc (contactless): là thẻ chip có gắn anten chạy ẩn xung quanh thẻ cho phép thẻ chip có thể kết nối được với đầu đọc thẻ trong phạm ngắn (từ 2 cm – 10 cm) thay vì thẻ phải cắm trực tiếp vào thiết bị đọc thẻ. Thẻ có thiết kế với độ nhận diện dễ dàng khi có hình cột sóng giúp người dùng dễ dàng nhận biết và chỉ cần một cái chạm nhẹ với các thiết bị quẹt thẻ có tính năng tích hợp, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán một cách nhanh chóng và tiện lợi.
- Thẻ chip giao diện kép: Đây là loại thẻ kết hợp cả 2 loại thẻ được nêu ở trên. Tức là thẻ chip giao diện kép vừa có thể sử dụng phi tiếp xúc và sử dụng cả tiếp xúc trực tiếp với đầu đọc một cách thông thường.
Một số ưu điểm, nhược điểm của thẻ chip?
Ưu điểm:
- Bảo mật thông tin trên thẻ an toàn cao, khó đánh cắp
- Thẻ có tích hợp ứng dụng với các dịch vụ, phương tiện thanh toán,…
- Thẻ chip không dùng tiền mặt với các lĩnh vực như giao thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục, dịch vụ công…
- Thẻ chip là thẻ thanh toán quốc tế nên có thể giao dịch trên toàn cầu
Nhược điểm:
- Thao tác xử lý chậm do tính bảo mật của thẻ cao, đòi hỏi nhiều bước xác nhận.
Cách phân biệt giữa thẻ từ và thẻ chip
Nội dung so sánh | Thẻ từ | Thẻ chip |
Kiểu dáng thiết kế | Dải băng từ có màu đen hoặc màu nâu ghi lại và lưu trữ được mã hóa được thiết kế phía sau mặt thẻ. | – chip được gắn phía trước mặt thẻ, nhỏ gọn có màu vàng hoặc bạc
– Mặt sau: Có dải băng từ như thẻ từ |
Loại thẻ | Có 1 loại ( Hico/Loco) | Có 3 loại thẻ gồm:
– Thẻ chip tiếp xúc. – Thẻ chip phi tiếp xúc (contactless). – Thẻ chip giao diện kép. |
Độ bền | Độ bền thấp,dải băng từ dễ bị trầy xước. | Độ bền cao, thông tin trên chip có thể thay đổi và sửa chữa được nhiều lần. |
Cách thức nhận dạng chủ thẻ | Nhận dạng thông qua dải băng từ, chữ ký của chủ thẻ ở mặt sau của thẻ. | Nhận diện bằng mã pin. |
Nơi lưu trữ thông tin chủ thẻ | Thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa được lưu trữ trên dải băng từ | Thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa được lưu trữ trên con chip điện tử và dải băng từ ở mặt sau thẻ |
Khả năng tích hợp ứng dụng | Không có. | – Tích hợp được nhiều ứng dụng trên một con chip như cho vay nhỏ lẻ, thẻ sinh viên, sổ tiết kiệm,…
– Thẻ kèm theo tính năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless) giúp chủ thẻ dễ dàng thanh toán chỉ bằng cái chạm thẻ vào máy quẹt thẻ mà không cần phải đưa cho nhân viên cà thẻ hoặc đưa chip vào máy. |
Hình thức mã hóa thông tin | Dạng văn bản và chỉ mã hóa duy nhất 1 lần, không thay đổi | Dưới dạng hệ nhị phân của máy tính và thay đổi liên tục. |
Mức độ bảo mật | – Thông tin chủ thẻ được lưu dưới dạng văn bản trên dải băng từ.
– Thông tin dễ bị giải mã và đánh cắp. – Dễ bị kẻ gian gắn thiết bị lén khi nhập mã pin từ người dùng. => Mức độ bảo mật thấp. |
– Thông tin chủ thẻ được mã hóa dưới dạng dãy kí theo kiểu hệ nhị phân của máy tính.
– Mã hóa của chip sẽ được liên tục thay đổi, tạo ra mật mã độc nhất và không bao giờ lặp lại mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch. – Trường hợp thẻ bị đánh cắp thông tin, chiếc thẻ giả sẽ không hoạt động vì mã giao dịch bị trộm sẽ không dùng lại được, chiếc thẻ đó sẽ bị từ chối. => Mức độ bảo mật cao. |
Chi phí khi sử dụng thẻ | Băng từ chỉ lưu trữ được một số thông tin nhất định và không thể xóa đi để ghi lại thông tin mới. Do đó rất tốn chi phí để mua thẻ trắng khi khách hàng đổi thẻ. | Thông tin trên chip có thể được xóa và ghi lại nhiều lần nên tiết kiệm được chi phí mua thẻ trắng. |
Nên sử dụng thẻ từ hay thẻ gắn chip? Tại sao?
Theo Thông tư 41/TT-NHNN được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 31/12/2021 sẽ chính thức ngừng sử dụng thẻ từ ATM. Khi đó thẻ từ ATM sẽ không được chấp nhận tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Do đó, để có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như rút tiền, thanh toán,….thì khách hàng bắt buộc đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip trước ngày 31/12/2021.
Việc thay đổi theo Thông tư 41/TT-NHNN thì thẻ chip đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích cùng độ bảo mật cao như đã được phân tích ở phía trên. Bởi vậy việc sử dụng thẻ chip sẽ an toàn hơn cho người tiêu dùng.
Một số lưu ý khi dùng thẻ chip
Không để thẻ chip gần các vật sắc nhọn, bảo quản thẻ trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng chip
- Không bẻ, uốn cong thẻ sẽ dẫn đến việc chip có thể bị hư hỏng ảnh hưởng đến mạch chip
- Hạn chế rút tiền tại cây ATM ngoài hệ thống vì phí rút rất cao.
- Khi chuyển khoản qua máy ATM, chỉ nên chuyển khoản trong cùng hệ thống để tiết kiệm chi phí.
- Bạn có thể sử dụng thẻ chip để mua hàng online quốc tế.
- Phí thu hàng năm cao hơn thẻ từ khoảng 30.000 đồng tùy từng ngân hàng.
Cách đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip
Thời gian
Hiện nay, các ngân hàng đang khuyến khích khách hàng đến đổi thẻ từ sang thẻ chip trước ngày 31/12/2021 để được miễn phí dịch vụ đổi thẻ. Nhưng với thời điểm dịch bệnh phức tạp, việc đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng được đặt lên trên hết và nhà nước cũng không bắt ép người tiêu dùng phải thay đổi trước ngày 31/12/2021.
Do đó sau khi dịch bệnh được kiểm soát và nhà nước mở cửa lại các dịch vụ phòng giao dịch, chúng ta có thể thay đổi thẻ từ sang thẻ chip sau hoặc có thể thay đổi online.
Thủ tục
Để có thể đổi thẻ từ sang thẻ chip gồm có 2 cách cơ bản là:
Đổi trực tiếp
Chuẩn bị CMND/CCCD trước khi ra các điểm giao dịch ngân hàng để thực hiện chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip.
Đổi online
Khách hàng hoàn toàn có thể chuyển thẻ từ sang thẻ chip tại nhà mà không cần phải ra các quầy giao dịch của ngân hàng để chuyển đổi.
- Bước 1: Truy cập vào ứng dụng ngân hàng bạn đang dùng.
- Bước 2: Chọn phát hành lại thẻ
- Bước 3: Chọn phương thức lấy thẻ giao tại nhà
- Bước 4: Xác nhận thông tin và chờ nhận thẻ.
Chi phí
Chi phí cho dịch vụ chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip hiện nay tại các ngân hàng đa số là rất thấp hoặc là miễn phí. Vậy nên các bạn có thể chuẩn bị một ít tiền cho chi phí đổi thẻ từ sang thẻ chip (nếu có).
Kết luận
Phía trên là toàn bộ thông tin về thẻ từ và thẻ chip mà BANKTOP đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại thẻ này và biết chuyển thẻ từ sang thẻ chip một cách nhanh nhất. Chúc các bạn thành công.
Bài viết được biên tập: BANKTOP