ROA là chỉ số tương quan giữa mức sinh lời của công ty so với tài chính của nó. Thông qua ROA sẽ cho người dùng biết hiệu quả Công ty khi sử dụng tài sản để kiếm lời. Đây là chỉ số quan trọng không khác gì chỉ số ROE trong việc lựa chọn cổ phiếu tốt. Vậy câu hỏi đặt ra liệu công thức ROA được tính cụ thể ra sao? Ý nghĩa chỉ số ROA như thế nào?
Toc
- 1. Bảng tính ROA, ROE
- 2. Chỉ số ROA là gì? ROA là viết tắt của từ gì?
- 3. Công thức ROA trong tính toán
- 4. Ý nghĩa chỉ số ROA
- 5. Related articles 01:
- 6. ROE là gì?
- 7. Phân tích chỉ số ROA và ROE trong kinh doanh
- 8. Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROA và ROE
- 9. Related articles 02:
- 10. Ví dụ biểu thị mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
- 11. Kết luận
Xem thêm:
Bảng tính ROA, ROE
Dưới đây là bảng tính ROA, ROE chi tiết.
Chỉ số ROA là gì? ROA là viết tắt của từ gì?
ROA (viết tắt của cụm từ tiếng anh – Return on Assets) là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Việc tính được chỉ số ROA sẽ cho chúng ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
Công thức ROA trong tính toán
ROA được viết tắt từ Return of Assets. ROA giúp cho nhiều chủ đầu tư đánh giá một cách chân thực về quá trình sử dụng tài sản từ doanh nghiệp khi có ý định đầu tư. Và về cơ bản để tính được chỉ số ROA không quá phức tạp. Tất cả bạn chỉ cần áp dụng qua công thức ROA là được.
Công thức tính chỉ số ROA
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Trong đó:
- Earning: Đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Đây là lợi nhuận ròng chủ yếu dùng cho cổ phiếu thường.
- Assets: Hay còn được hiểu là tổng tài sản bình quân. Đây là tổng tài sản mà doanh nghiệp có.
- 100%: ROA được tính với đơn vị là %
Lưu ý tổng tài sản của doanh nghiệp không phải được tính sơ sài. Thay vào đó còn còn có công thức cụ thể. Và công thức đó là bằng vốn chủ sở hữu công với nợ.
Ví dụ minh họa về cách tính ROA
Công thức tính ROA nhìn qua có vẻ dễ dàng là thế. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo qua ví dụ cụ thể. Như vậy thì bạn sẽ phần nào hiểu hơn vấn đề này khi áp dụng. Cụ thể:
Công ty JM có thu nhập ròng dự kiến khoảng 1 triệu USD. Tổng tài sản lúc này công ty có khoảng 5 triệu USD. Đây là tài sản đã được công lại giữa vốn chủ sở hữu và nợ. Vậy lúc này ta áp dụng công thức là 1:5 x 100% = 20%.
Tuy nhiên nếu công ty HK cũng có thu nhập giống vậy với tổng tài sản trên 10 triệu USD thì ROA sẽ khác. Lúc này công ty B sẽ có ROA dự kiến khoảng 10%. Nếu đặt bàn cân so sánh giữa giữa 2 công ty JK và HK thì JK có hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
Ý nghĩa chỉ số ROA
Công thức ROA ra đời để tính chỉ số ROA – chỉ số thể hiện tốt trong việc ứng dụng tài sản từ doanh nghiệp. ROA càng cao thì sẽ cho thấy quá trình dùng tài sản càng hiệu quả. Ví dụ trong chứng khoán nếu ở đâu có tỷ số ROA lớn sẽ là chứng khoán được ưa chuộng. Và tất nhiên những chứng khoán ấy sẽ có giá thành cao hơn bình thường. Thông qua chỉ số, nhà đầu tư sẽ có được lượng thông tin thiết yếu về những khoản lãi sinh ra từ số vốn ban đầu.
Vậy ROA như thế nào được xem là tốt nhất?
Về cơ bản so với ROE thì ROA ít được coi trọng hơn. Thế nhưng không phải là không quan trọng. Mối quan hệ của ROA và ROE đa phần đều thông qua hệ số nợ. Theo chuẩn đề ra một công ty có đủ khả năng tài chính là khi ROE >15% và ROA > 7.5%. Đây là cột mốc mà các đơn vị đạt cần đạt được để các chuyên gia và nhà đầu tư đánh giá cao.
1. https://banktop.vn/archive/37679/
2. https://banktop.vn/archive/13847/
3. https://banktop.vn/archive/7342/
Tuy nhiên bạn không được xét một năm riêng lẻ để tính chỉ số ROA như vậy. Mà thay vào đó để đưa ra được bức tranh toàn cầu về năng lực thời gian xét tối thiểu phải là 3 năm. Nếu trong khoảng thời gian ấy doanh nghiệp duy trì được ROA >= 10% thì đó mới là doanh nghiệp chuẩn. Lưu ý đây là cột mốc không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài chính. Bao gồm bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…
Chỉ số ROA như thế nào là tốt cho Doanh nghiệp?
ROA cũng là chỉ số quan trọng bên cạnh ROE. Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1. Theo chuẩn quốc tế: ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Khi đó ROA > 7.5%
Mặc dù vậy, nên xem xét mối quan hệ này trong nhiều năm (3 năm trở lên), nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
Sẽ có một kết luận về chỉ số ROA như thế nào là tốt theo công thức dưới đây:
ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
ROE là gì?
ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. ROE thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Công thức tính chỉ số ROE
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) x 100%
- Lợi nhuận sau thuế là số thu nhập, chi phí ròng và thuế mà một công ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty. Đây là số tiền còn lại nếu một công ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình tại một thời điểm nhất định.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE được biểu thị bằng %, thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc tính toán chỉ số ROE mang lại nhiều ý nghĩa như:
- Phác thảo rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu.
- Nó giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
ROE trung bình trong ngành của công ty đang hoạt động quyết định chỉ số ROE bao nhiêu là tốt hay xấu vì thế so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong cùng ngành.
Ví dụ: Trong năm 2020, ROE tiêu chuẩn cho các công ty trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 12,5%. Tuy nhiên, ROE của một công ty trong lĩnh vực bán lẻ là hơn 18%. Chỉ số ROE càng cao thì càng cho thấy công ty đó đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
Phân tích chỉ số ROA và ROE trong kinh doanh
Thông thường, trên các sàn chứng khoán, các nhà đầu tư thường dành sự chú ý của mình tới cổ phiếu của công ty có chỉ số ROA và ROE có mức tăng trưởng đều đặn. Và đây được đánh giá là chỉ số chính để các nhà đầu tư có thể nhận định cổ phiếu của một công ty có khả năng phát triển hay không.
Tuy nhiên, trong việc phân tích ROA và ROE thì vẫn cần quan tâm tới ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi giữa hai doanh nghiệp hoạt động trong 2 lĩnh vực khác nhau thường có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 chỉ số này. Ngay trong tình trạng ROE và ROA bằng nhau hoặc khác nhau thì người đầu tư cần phân tích thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trước khi thực hiện đầu tư.
Bởi vì thế, dựa vào chỉ số ROA giúp người phân tích thấy được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp mình mang đến lợi nhuận như thế nào từ vốn góp cổ đông. Ngoài ra, cần phân tích thêm tỷ lệ vốn vay, lãi suất ngân hàng….
Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROA và ROE
Chúng ta có công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
1. https://banktop.vn/archive/35566/
2. https://banktop.vn/archive/7938/
3. https://banktop.vn/archive/8742/
Do đó có thể thấy ROA và ROE có mối liên hệ khăng khít với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
Để nói lên mối tương quan giữa ROA và ROE chúng ta dựa vào mô hình phân tích Dupont.
ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản/VCSH = ROA * (1+Tổng nợ/VCSH)
Lưu ý: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)
Ngoài ra, có thể triển khai tiếp thành hệ số dưới đây để thấy được ROE tính toán dựa trên các hệ số về biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/VCSH)
Như vậy, sự thay đổi của ROE quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay…), khả năng sử dụng tài sản (khả năng tạo ra thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ tài sản trong sản xuất kinh doanh) hay tỷ lệ sử dụng nợ vay.
Lưu ý: ROA và ROE tính theo tỷ lệ %. Các biến số trong cách tính ROA, ROE được lấy từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các cổ phiếu để được niêm yết trên sàn HOSE và HNX phải đáp ứng tỷ lệ ROE ít nhất 5% trong năm gần nhất.
Ví dụ biểu thị mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Có hai công ty X và Y với những hiệu quả kinh doanh như sau:
- Công ty X: Vốn chủ sở hữu: 200 tỷ, Nợ 0 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 40 tỷ
- Công ty Y: Vốn chủ sở hữu: 400 tỷ, Nợ 150 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 100 tỷ
Khi đó, công ty X và Y có chỉ số ROE lần lượt là 20% và 25%. Trong khi đó, chỉ số ROA của công ty X và Y lần lượt là: 20% và 18.1%.
Ta thấy công ty X đang không có vay nợ, còn công ty Y có vay nợ. ROE của hai công ty lớn hơn 15%, cho thấy tình hình tài chính của công ty đang ổn định. Tuy nhiên, chỉ số ROA của công ty X lớn hơn công ty Y. Do đó, công ty X đang sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty.
Kết luận
Nhìn chung chỉ số ROA là chỉ số đơn giản nhưng thực sự rất phổ biến trong giới đầu tư. Bạn nên kết hợp chỉ số ROA với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng thể về mức độ hoạt động hiệu quả từ doanh nghiệp. Hy vọng với những gì đã giải đáp và phân tích trên, bạn sẽ bỏ túi cho mình được những thông tin thiết yếu. Đồng thời có thể dễ dàng áp dụng được công thức ROA. Và đừng quên truy cập website https://banktop.vn/ khi bạn cần giải đáp vấn đề gì nhé.
Xem thêm: