Ngày nay, bên cạnh những tờ tiền giấy truyền thống thì tiền Polymer được công nhận là đồng tiền chính thống của Việt Nam. Tuy nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến nhưng không mấy ai có thể hiểu rõ về nguồn gốc cũng như xuất xứ của tờ tiền này.
Toc
- 1. Các mệnh giá tiền Việt Nam
- 2. Việt Nam có tự in được Tiền không?
- 3. Tiền Việt Nam được in bằng chất liệu gì?
- 4. Giới thiệu về tiền Polymer Việt Nam
- 5. Related articles 01:
- 6. Tiền Polymer Việt Nam in ở đâu?
- 7. Related articles 02:
- 8. Quy trình in tiền Polymer Việt Nam như thế nào?
- 9. Cách nhận biết tiền Polymer thật giả
- 10. Vì sao Ngân Hàng Nhà Nước không in thật nhiều tiền?
- 11. Kết luận
Vậy Tiền Việt Nam in ở đâu? Tiền Việt Nam nước nào sản xuất? Cùng BankTop tìm hiểu qua nội dung bài viết này.
Xem thêm:
- Lạm phát là gì?
- Đổi tiền rách ở ngân hàng có được không?
- Địa chỉ đổi ngoại tệ uy tín tại TPHCM
- Đổi tiền mới, tiền lì xì tết ở đâu?
Các mệnh giá tiền Việt Nam
Hiện nên thị trường tiền tệ Việt Nam đang lưu hành và sử dụng 12 mệnh giá tiền tệ khách nhau, gồm tiền giấy và tiền Polymer. Cụ thể như sau :
Tiền giấy:
- Tờ 100 đồng
- Tờ 200 đồng
- Tờ 500 đồng
- Tờ 1000 đồng
- Tờ 2000 đồng
- Tờ 5000 đồng
Tuy vậy, hiện nay các mệnh giá tiền giấy còn hoạt động phổ biến chỉ là tờ 1000 đồng, 2000 đồng và 5000 đồng.
Tiền Polymer:
- Tờ 10.000 đồng
- Tờ 20.000 đồng
- Tờ 50.000 đồng
- Tờ 100.000 đồng
- Tờ 200.000 đồng
- Tờ 500.000 đồng
Việt Nam có tự in được Tiền không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi sử dụng các mệnh giá tiền Việt Nam và cũng có một số câu hỏi như:
- Tiền Polyme được in ở đâu?
- Tiền Việt Nam được in ở nước nào?
- ….
Câu trả lời là tiền Việt Nam được xuất ra từ kho bạc Nhà nước Việt Nam và do chính nhà nước Việt Nam in ra được.
Tiền Việt Nam được in bằng chất liệu gì?
Tiền Polymer là hình thức tiền được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với tiền cotton khi mà có nhiều mệnh giá tiền được in bằng Polymer. Tuy nhiên, tiền Việt Nam vẫn được in song song bằng hai chất liệu chính đó là Polymer và Cotton.
- Tiền giấy: Tiền cotton (tiền giấy) không phải là làm từ loại giấy thông thường vì khả năng hấp thụ nước dễ dàng, nhanh hỏng. Thay vào đó, tiền giấy sẽ được sử dụng khoảng 80% cotton (hay sợi bông), đôi khi được trộn với sợi dệt.
- Tiền polymer: Tiền Polymer có cấu tạo 3 lớp: lớp phim, lớp giấy nền, phủ mờ và vecni. Hiện nay, tiền polymer là loại tiền duy nhất có yếu tố chống giả đặc trưng sử dụng công nghệ cao để cài hình ẩn.
Giới thiệu về tiền Polymer Việt Nam
Tiền polymer Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2003 do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Tên gọi của nó xuất phát từ chính chất liệu polymer tạo nên tờ tiền. Tiền polymer có hình dáng tương đương với những tờ tiền giấy truyền thống nhưng lại vượt mặt tiền giấy bởi độ dẻo dai và chắc chắn. Tiền polymer có giá trị lưu hành song song bên cạnh những đồng tiền cũ và nó được xem là vật trung gian cho những giao dịch mua bán cũng như trao đổi hàng hóa.
1. https://banktop.vn/archive/8397/
2. https://banktop.vn/archive/17517/
3. https://banktop.vn/archive/8778/
Hiện nay, tiền polymer có tổng cộng 6 mệnh giá đó là: 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và cao nhất là 500.000 đồng. Để các bạn có thể hiểu hơn nữa về những tờ tiền polymer này, chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tiền Việt Nam được in ở đâu?
Trước đây, việc sản xuất tiền polymer dựa trên công nghệ mới, nên Việt Nam đã cử người sang học hỏi ở các nước tiên tiến. Cụ thể là Úc và Singapore. Tiền Polymer chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2003.
Tiền Polymer Việt Nam ra đời từ khi nào?
- Tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng phát hành vào ngày 15 tháng 8 năm 2005
- Tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng phát hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2006
- Tiền polymer mệnh giá 50.000 đồng phát hành cũng vào năm 2006
- Tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng phát hành vào ngày 01 tháng 9 năm 2004
- Tiền polymer mệnh giá 200.000 đồng phát hành vào ngày 30 tháng 8 năm 2006
- Tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2003
Đặc điểm nổi bật của tờ tiền Polymer so với tiền giấy
Như đã biết, nhờ những ưu điểm vượt bậc nên polymer được chọn làm vật liệu in tiền tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm ấy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật của tờ tiền polymer Việt Nam. Với những thông tin thú vị dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ biết được nhiều điều hay ho hơn cả câu hỏi: “tiền Việt Nam được in ở đâu?”
Tăng tính thẩm mỹ so với loại tiền cũ
Những tờ tiền Polymer được sản xuất không chỉ nổi bật với chất liệu đặc biệt mà màu sắc sặc sỡ vô dùng bắt mắt cũng tạo nên những nét đẹp mới cho đồng tiền này. Không chỉ vậy, những ưu điểm mà chất liệu mang lại đã làm tăng khả năng thích ứng cho tờ tiền đối với các thiết bị xử lý như máy ATM, máy đếm tiền,…
Độ bền cao
Chắc hẳn, khi nói tới tiền polymer thì độ bên là một trong những yếu tố được nhắc đến hàng đầu. Nó mang trong mình độ bền cơ học cao nên rất ít khi bị rách, nát và đặc biệt là không bị thấm nước. Người ta đã chứng minh được rằng dòng tiền polymer này có độ bền cao gấp 3 đến 4 lần so với dòng tiền giấy truyền thống.
An toàn đối với người sử dụng
Loại tiền polymer được phủ bởi một lớp vecni có khả năng chống ẩm tương đối cao. Không chỉ vậy, nó còn giúp tờ tiền không bị dính bẩn trong quá trình sử dụng. Do đó, tờ tiền vẫn giữ được độ sách nhất định cũng như hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng. Một điều đáng khen cho tiền polymer đó là phù hợp với môi trường cũng như tính chất khí hậu khắc nghiệt tại Việt Nam.
Chống tiền giả, tiền nhái
Chất liệu polymer sẽ là một lựa chọn phù hợp để giảm thiểu các trường hợp làm giả làm nhái tiền bất hợp pháp. Đây cũng chính là điểm cộng góp phần nâng cao chất lượng tiền cũng như bảo vệ lợi ích của người sử dụng. Nhờ chất liệu polymer này mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được tiền thật và tiền giả chỉ bằng những cái chạm tay.
Tiền Polymer Việt Nam in ở đâu?
Chắc hẳn, rất nhiều bạn tò mò về nơi sản xuất ra những đồng tiền Việt Nam.
Tiền Việt Nam được in tại nhà máy in tiền của Việt Nam nằm ngay trên đường Phạm Văn Đồng, thủ đô Hà Nội.
Chất liệu polymer được Việt Nam sử dụng để in tiền vào năm 2003. Trước đó 8 năm, vào năm 1995, đây là loại chất liệu được rất nhiều nước trên thế giới tin tưởng sử dụng bởi những ưu điểm trong tính chất vật lý của nó. Nhìn rõ được điểm mạnh của loại chất liệu này, Việt Nam đã cử một số chuyên gia sang Úc cũng như Singapore để học hỏi kinh nghiệm về việc in tiền trên chất liệu polymer.
Nhờ quá trình nghiên cứu và học hỏi từ nước bạn, ngày này, Việt Nam đã có thể tự tin và hoàn toàn tự trong việc in tiền mà không cần sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các nước khác. Cũng nhờ đó mà đồng tiền Polymer của Việt Nam đã trở thành loại tiền có độ bảo an cao, rất khó để có thể làm giả, làm nhái.
Như vậy, với những gì đã được chia sẻ, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “tiền Việt Nam được in ở đâu?”. Mong rằng với những thông tin nhỏ nhoi này, bạn có thể hiểu hơn về những tờ tiền có mặt hằng ngày trong ví của bạn.
1. https://banktop.vn/archive/8658/
2. https://banktop.vn/archive/33688/
3. https://banktop.vn/archive/32989/
Quy trình in tiền Polymer Việt Nam như thế nào?
Kế hoạch in đúc tiền
- Việc in, đúc tiền thực hiện theo hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước với Nhà máy tin tiền Việt Nam. Kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật in và đúc tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng những loại tiền được in trước khi giao cho Ngân hàng.
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Nhà máy in tiền quản lý các loại tiền in, đúc. Đồng thời hướng dẫn, giám sát các cơ sở đúc tiền, in tiền thực hiện tiêu hủy các giấy in tiền, sản phẩm in, đúc bị hỏng.
Thực hiện in tiền Việt Nam
- Nhà máy in tiền sẽ tự chịu trách nhiệm ở khâu chuẩn bị công cụ, thiết bị, máy móc để in ấn.
- Cơ sở in, đúc tiền trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc thử, bản in gốc, khuôn đúc gốc trước khi in, đúc chính thức.
- Bên công ty in tiền sẽ đảm bảo về số lượng, chất tiền in, đúc theo tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.
Cách nhận biết tiền Polymer thật giả
Dù được in với công nghệ cao nhưng vẫn khó tránh được trường hợp tiền Polymer được làm giả, làm nhái. Vậy phân biệt tiền Polymer thật giả như thế nào? Dưới đây là một số cách phổ biến nhất.
Dùng tay vò đồng tiền
Tiền polymer thật thường có độ bền cơ học rất cao. Chính vì thế khi chúng ta dùng tay vo đồng tiền này bạn và thả ra sẽ thấy đồng tiền đàn hồi nhanh chóng, không bị nát. Còn tiền giả sẽ không thể ngay lập tức trở về như ban đầu được.
Dùng ánh sáng để soi đồng tiền
Một kỹ thuật mà chỉ có tiền Polymer thật mới làm được đó là cách in chìm, cụ thể khi ánh sáng rọi vào tờ tiền thật bạn sẽ thấy được:
- Tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng đến 500.000 đồng khi soi dưới ánh sáng sẽ thấy chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng khi soi dưới ánh sáng sẽ thấy hình ảnh của chùa một cốt nhé.
Đối với các loại tiền giả thì không thể làm được điều này.
Các yếu tố in nổi trên đồng tiền
Các yếu tố in nổi đặc trưng của tiền Polymer thật đó là:
- chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
- quốc huy
- dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
- mệnh giá bằng số và bằng chữ
Khi đưa tay sờ vào các yếu tố in nổi này sẽ có cảm giác bị nhám tay còn tiền giả thì cảm thấy trơn.
Kiểm tra tiền thật bằng các ô trong suốt
Ở góc đồng tiền Polymer sẽ có các ô trong suốt và đối với tiền Polymer thật khi nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng đỏ phát ra từ bóng đèn sợi đốt hoặc bật lửa…ta sẽ thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng và mỗi mệnh giá tiền sẽ có một hình ảnh đặc trưng riêng. Điều này tiền giả không thể làm được.
Dùng máy soi tiền
Đây là biện pháp chắc chắn nhất, tuy nhiên máy soi tiền chỉ được trang bị ở ngân hàng hay một số cửa hàng vàng bạc lớn.
Vì sao Ngân Hàng Nhà Nước không in thật nhiều tiền?
Sự thật là vẫn tồn tại một số câu hỏi như “sao ngân hàng không in thật nhiều tiền rồi phát cho người nghèo” … và tất nhiên là phải có lý do để ngân hàng không làm điều đó. Dưới đây là những lý do để ngân hàng không tùy ý in tiền số lượng lớn:
- Bảo vệ giá trị của đồng tiền Việt Nam và đảm bảo tránh tối đa lạm phát, khi này, giá trị của đồng tiền sẽ cao hơn và cuộc sống của người dân đặc biệt là những người nghèo, người có thu nhập thấp sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
- Thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa có sử dụng đồng tiền làm trung gian cho các trao đổi mua bán. Và chính điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh bền vững hơn.
- Ngân hàng cần phát hành tiền với hạn mức và số lượng quy định theo các chính sách tiền tệ trong và ngoài nước. Và dĩ nhiên, mỗi lần in tiền sẽ phải trải qua những khảo sát, đánh giá và các cuộc họp bàn giữa Ngân hàng, chính phủ và bộ tài chính nhé…
Kết luận
Những thông tin về tiền polymer Việt Nam thật thu vị đúng không nào. Mong rằng với những thông tin mà bài viết mang lại, những người sử dụng tiền sẽ hiểu hơn về các tờ tiền hằng ngày trong ví. Đặc biệt, đây sẽ là một câu trả lời đầy đủ và trọn vẹn nhất cho câu hỏi: Tiền Việt Nam được in ở đâu?