Mức phần trăm đóng bảo hiểm là một trong những vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Việc giải đáp các thắc mắc xung quanh tỷ lệ đóng bảo hiểm là điều cần thiết. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Banktop.vn để biết thêm về vấn đề này nhé!
Toc
Phần trăm đóng bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ theo Luật An toàn Vệ sinh lao động năm 2015, luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam được quy định theo bảng sau.
Đối với lao động Việt Nam:
Trong đó:
- HT, TT: Hưu trí, tử tuất.
- ÔĐ, TS: Ốm đau, thai sản.
- TNLĐ, BNN: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
Đối với lao động là người nước ngoài:
Một vấn đề các bạn cần lưu ý đó là mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên mức lương cơ sở của người lao động, mức lương này bao gồm cả phụ cấp lương cũng như các khoản bổ sung khác.
Bên cạnh các chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, hàng tháng doanh nghiệp sẽ đóng 2% phí công đoàn và áp dụng với các doanh nghiệp có số lượng người ít nhất là 10 lao động trở lên.
1. https://banktop.vn/archive/13898/
2. https://banktop.vn/archive/14780/
3. https://banktop.vn/archive/13062/
Xem thêm: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu phần trăm
Mức điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2022
Theo Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đã được ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019 từ Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã điều chỉnh mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội gồm:
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi.
- Người lao động hưởng mức lương do người sử dụng lao động quy định, hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi tử vong mà nhân thân được nhận trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Công thức để tính tiền lương được điều chỉnh này đó là:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tương ứng
Lưu ý: Theo thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018. Mức điều chỉnh tiền lương của năm 2020 vẫn giữ nguyên hệ số là 1.00 như năm 2016.
Bên cạnh đó, đây cũng là mức điều chỉnh đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng trợ cấp, lương hưu khi nghỉ hưu.
Xem thêm: Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội
Lưu ý không thể bỏ qua khi tham gia đóng bảo hiểm
Đóng bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm, các bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây để đảm bảo quyền lợi tốt nhất:
1. https://banktop.vn/archive/36219/
2. https://banktop.vn/archive/4889/
3. https://banktop.vn/archive/13898/
- Đối với người lao động có đồng thời 2 hợp đồng lao động trở lên tại nhiều doanh nghiệp khác nhau cần đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động được ký kết đầu tiên và đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức lương cao nhất. Riêng bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp cần đóng theo từng hợp đồng lao động.
- Một số trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm người lao động không làm việc và không nhận lương từ 14 ngày trở lên trong tháng làm việc, người lao động nghỉ việc theo chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, nhưng vẫn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.
- Theo quy định của pháp luật mà người lao động ngừng việc nhưng vẫn được nhận lương thì cần đóng bảo hiểm theo mức lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.
- Người lao động không phải đóng bảo hiểm trong trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Giải đáp không đóng bảo hiểm xã hội có sao không?
Đây là một trong những thắc mắc rất nhiều người quan tâm, đó là chính là nếu không đóng bảo hiểm xã hội có sao không.
Theo Điều 216 Bộ Luật hình sự đã sửa đổi quy định những cơ quan tổ chức có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhưng không làm đúng trách nhiệm, không đóng hoặc không đóng đầy đủ sẽ bị xử phạt theo quy định.
Mức phạt được xác định từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt từ từ 2-7 năm. Chính vì vậy, đóng bảo hiểm là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động và người lao động nên cần nghiêm chỉnh chấp hành và đóng đầy đủ theo quy định.
Kết luận
Bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề có rất nhiều khúc mắc cần được giải quyết. Chính vì vậy, hy vọng qua bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho các bạn thông tin về phần trăm đóng bảo hiểm mới nhất hiện nay là bao nhiêu cũng như những lưu ý khi tham gia đóng bảo hiểm.
Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa qua Banktop.vn nhé!